Thu về hàng trăm triệu mỗi tháng nhờ chuyển đổi đất đầu tư mắc kẹt sang homestay
Thị trường trầm lắng,ềhàngtrămtriệumỗithángnhờchuyểnđổiđấtđầutưmắckẹtsanghomestay bxh australia nhiều nhà đầu tư thay vì đi gom đất để bán đã quyết định chuyển sang đầu tư homestay cho thuê, mỗi tháng kiếm vài trăm triệu đồng.
Đất vùng ven “mắc kẹt” khó thanh khoản
Thời gian qua, phân khúc đất nền vốn được xem là kênh đầu tư “vua” nay đã dần mất đi sự hấp dẫn vốn có. Tại khu vực nông thôn vùng ven Hà Nội, những khu đất phân lô, đất thổ cư vốn được mua qua bán lại sôi động trong quý đầu năm 2022, giờ đây đã trở lại trạng thái lặng im nằm chờ khách hỏi mua.
Để nhanh chóng bán được mảnh đất có diện tích 650m2 tại Kim Bôi - Hòa Bình mua từ tháng 3/2022, anh Nguyễn Hoàng (Hoàng Mai, Hà Nội) đã giảm 450 triệu đồng so với kỳ vọng ban đầu nhưng 2-3 tháng nay, vẫn chưa bán được.
Anh Hoàng cho hay, anh cùng nhóm bạn gom tiền mua chung lô đất này vào thời điểm thị trường vùng ven Hà Nội đang nóng với giá với 1,8 tỉ đồng. Mục đích ban đầu là muốn đầu tư chốt lời nhanh. Đến tháng 5/2022 đã có khách trả 1,9 tỉ đồng nhưng vẫn muốn chờ giá cao hơn nên nhóm anh Hoàng chưa bán. Tuy nhiên sau đó, thị trường bỗng trầm xuống nên từ bấy đến nay vẫn chưa thoát được hàng.
Tương tự, tại khu vực Sơn Tây, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội) và Lương Sơn, Kim Bôi (Hòa Bình) những điểm từng sốt nóng về đất nền nay đã đồng loạt giảm mạnh.
Tại thôn Trúc Động, xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất tràn lan biển quảng cáo bán đất, đặc biệt là tại khu đất giãn dân từng được nhiều nhà đầu tư săn lùng. Hiện khu đất này vẫn để hoang cho cỏ dại, giá đất đã giảm xuống từ 10 – 12 triệu đồng/m2 còn khoảng 7 - 8 triệu đồng/m2.
Quanh khu vực Vai Réo, Phù Cát (huyện Quốc Oai), giá đất dịch vụ, đất tái định cư cũng giảm khoảng 20% so với thời gian sốt đất, từ mức 8,5 – 9 triệu đồng/m2, nay còn khoảng 6 – 7 triệu đồng/m2, tùy khu vực.
Còn các dự án tái định cư, đất nền phân lô gần đường tỉnh lộ 420, nối từ Quốc lộ 21 lên trung tâm huyện Thạch Thất vốn có giá từ 15 - 20 triệu đồng/m2, nay các chủ đất đã đồng loạt giảm xuống còn khoảng 11-12 triệu đồng/m2. Tuy vậy, theo một sàn giao dịch khu vực này, khoảng 1 tháng nay, có rất nhiều chủ đất gửi bán nhưng số giao dịch “chốt” được khách rất ít.
Chuyến hướng homestay thu hàng trăm triệu mỗi tháng
Đối với một số nhóm nhà đầu tư không bị áp lực trả lãi ngân hàng hay vay nợ để mua thì nhiều người chuyển đổi sang mô hình bất động sản homestay để gia tăng giá trị, gỡ lại vốn.
Chị Nguyễn Huyền - một nhà đầu tư tại Mê Linh, Hà Nội cho biết, trong cơn sốt đất ven đô hồi năm 2021, chị đã mua gần 4.000 m2 đất ven hồ tại Sóc Sơn (Hà Nội). Có thời điểm lô đất của chị Huyền được trả giá chênh gần 1 tỷ đồng, nhưng chị Huyền từ chối vì kỳ vọng tiềm năng tăng giá còn lớn hơn. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, thị trường bất động sản bắt đầu trầm lắng, hạ nhiệt.
Do đầu tư bằng tiền nhàn rỗi, không áp lực trả nợ nên chị Huyền quyết định đầu tư xây dựng một homestay để kinh doanh cho thuê, chờ thị trường sôi động trở lại. Theo đó, chị Huyền đã đầu tư gần chục tỷ đồng để làm 1 khu homestay cho thuê. Tuy đầu tư vốn lớn, nhưng hiện du lịch đang phát triển mạnh nên việc cho thuê cũng khá suôn sẻ.
Theo chị Huyền, vào dịp cuối tuần, nếu cho thuê kín, tổng tiền phòng mỗi đêm khoảng 15 triệu đồng, còn ngày thường khoảng 8 - 10 triệu đồng, tính ra thu nhập hàng tháng khoảng 320 triệu đồng. Trừ chi phí khoảng 100 triệu đồng, mỗi tháng chị Huyền cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Tương tự, chị Mai Phương (TP Hồ Chí Minh) cùng nhóm bạn đầu tư một mảnh đất tại Đà Lạt từ năm 2021. Dự tính ban đầu của nhóm chị Phương là “lướt sóng”, được giá sẽ bán, tuy nhiên, thị trường chững lại dần và mất thanh khoản. Nhóm chị Phương quyết định chuyển sang làm homestay để khai thác du lịch.
Chị Phương đầu tư homestay trên mảnh đất hơn 3.000 m2 ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) với chi phí xây dựng 5 tỷ đồng. Các căn homestay được xây dựng theo dạng nhà lắp ghép nguyên căn, với mức giá 4-5 triệu đồng/đêm. Từ khi bắt đầu khai thác năm 2022 đến nay, ngày nào homestay của chị Phương cũng kín phòng. Đặc biệt, phòng vào các dịp cuối tuần. Với giá thuê trung bình mỗi đêm là 5 triệu đồng/căn, khu homestay của chị Phương thu về 20 triệu đồng/đêm.
Mỗi tháng trung bình khu homestay đem lại thu nhập cho nhóm chị Phương khoảng 300 - 400 triệu đồng/tháng (chưa trừ chi phí).
Theo các chuyên gia, khi thị trường nghỉ dưỡng nói riêng và bất động sản nghỉ dưỡng nói chung đang dần chạm đến điểm bão hoà thì nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và lưu trú của rất nhiều người cũng đang dần dịch chuyển theo. Bỏ qua những khu resort nghỉ dưỡng đắt đỏ hay khách sạn hạng sang, kinh doanh homestay đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều chủ đầu tư kinh doanh lưu trú.