您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【ty le macao】WB: Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh 2019

Ngoại Hạng Anh9人已围观

简介Xếp hạng môi trường kinh doanh khu vực Đông Á- Thái Bình Dương. Nguồn: WBĐông Á - Thái Bình Dương cả ...

db

Xếp hạng môi trường kinh doanh khu vực Đông Á- Thái Bình Dương. Nguồn: WB

Đông Á - Thái Bình Dương cải cách nhiều nhất

Báo cáo Doing Business 2019 ghi nhận các nền kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tiếp tục chương trình nghị sự cải cách mạnh mẽ; thực hiện 43 cải cách trong năm qua để tăng cường sự thuận tiện trong kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Trong 25 nền kinh tế khu vực,ệtNamxếpthứvềmôitrườty le macao có 2 nền kinh tế lọt vào nhóm 10 nền kinh tế đứng đầu thế giới về môi trường kinh doanh là Singapore (đứng thứ 2) và Đặc khu hành chính Hồng Kông Trung Quốc (đứng thứ 4).

Trung Quốc nằm trong nhóm 10 nước cải thiện nhanh nhất trên thế giới. Năm qua, với kỷ lục 7 cải cách trong một năm, Trung Quốc vươn lên vị trí 46 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Malaysia cũng cải thiện đáng kể khi lấy lại vị thế của mình trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, tăng 9 bậc lên vị trí 15.

Indonesia và Việt Nam đều thực hiện 3 cải cách trong năm qua. Tại Indonesia, các cải cách nhằm giảm bớt quy trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và cải thiện tiếp cận tín dụng. Ở Việt Nam, các cải cách giúp thuận tiện hơn trong thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập doanh nghiệp.

Báo cáo của WB nghiên cứu trên 10 chỉ số: Nộp thuế, Tiếp cận điện năng, Tiếp cận tín dụng, Cấp phép xây dựng, Chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư, Chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng, Khởi sự kinh doanh, Đăng ký sở hữu tài sản, Giao dịch thương mại qua biên giới, Giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Trong báo cáo Môi trường Kinh doanh 2019, các nền kinh tế khu vực thể hiện tốt ở các lĩnh vực cấp phép xây dựng và cấp điện. Ví dụ, xây dựng một kho hàng mất trung bình 133 ngày và tốn gần 2% giá trị kho hàng, so với mức trung bình toàn cầu là 158 ngày và 4,8% giá trị kho hàng.

Theo WB, một số lĩnh vực vẫn cần cải thiện thêm, chẳng hạn Thực thi hợp đồng, cần áp dụng nhiều hơn các thực hành tốt của quốc tế; các hệ thống giải quyết tranh chấp thay thế và các tòa án thương mại chuyên biệt. Ba phần tư nền kinh tế khu vực không có tòa án thương mại chuyên biệt. Hơn nữa, chi phí giải quyết tranh chấp thương mại trong khu vực trung bình là 47% của giá trị tranh chấp, so với 33% trên toàn cầu.

Trong số những cải cách được thực hiện trong khu vực năm qua, có 10 cải cách giúp thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn, 7 cải cách tạo thuận lợi cho quá trình cấp điện và 5 cải cách giúp việc xin giấy phép xây dựng dễ dàng và an toàn hơn.

Việt Nam xếp hạng 69/190 về môi trường kinh doanh

Theo báo cáo Doing Business 2019, với thứ hạng 69/190, môi trường kinh doanh 2019 của Việt Nam đã giảm 1 bậc so với Doing Business 2018.

Tuy nhiên, sự giảm bậc này không phải do các chỉ số không có sự cải thiện mà do các quốc gia khác có sự cải thiện trên các chỉ số tốt hơn Việt Nam. Bởi năm nay, theo thang điểm 100 thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam đạt 68,36 điểm, cao hơn 1,59 điểm trong Doing Business 2018 (66,77 điểm).

Việt Nam hiện đứng sau 4 nước trong khu vực ASEAN, gồm: Singapore (thứ 2), Malaysia (thứ 15), Thái Lan (thứ 27) và Brunei (thứ 55); nhưng đứng trên Indonesia (thứ 73), Philippines (thứ 124), Campuchia (thứ 138), Lào (thứ 154), Timor-Leste (thứ 178) và Myanmar (thứ 171).

Trong 10 chỉ số được đánh giá, Việt Nam có 6 chỉ số tăng điểm (nộp thuế, tiếp cận điện năng, cấp phép xây dựng, chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, khởi sự kinh doanh, đăng ký sở hữu tài sản); 3 chỉ số giữ nguyên điểm như báo cáo trước (tiếp cận tín dụng, giao dịch thương mại qua biên giới, bảo vệ nhà đầu tư thiểu số) và có 1 chỉ số tụt hạng (giải quyết phá sản doanh nghiệp, giảm 0,23 điểm so với báo cáo trước).

Chỉ số khởi sự doanh nghiệp đạt 84,82 điểm, tăng 2,8 điểm so với năm trước. WB ghi nhận sự cải thiện trong chỉ số khởi sự doanh nghiệp tại Việt Nam khi việc thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng cách đăng ký trực tuyến và giảm chi phí đăng ký kinh doanh.

Chỉ số nộp thuế đạt 62,87 điểm, tăng 1,75 điểm so với báo cáo trước. WB ghi nhận cải thiện trong chỉ số nộp thuế qua việc nộp thuế dễ dàng hơn bằng cách không còn đòi hỏi phải nộp bản sao cứng của tờ khai thuế giá trị gia tăng và cho phép thanh toán chung thuế môn bài và thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, WB cũng ghi nhận Việt Nam cũng nộp thuế ít tốn kém hơn bằng cách giảm sự đóng góp của chủ doanh nghiệp cho quỹ lao động (bảo hiểm xã hội).

Bên cạnh đó, WB cũng ghi nhận sự cải thiện của chỉ số tiếp cận điện năng. Đây là chỉ số có sự cải thiện mạnh mẽ nhất trong 10 chỉ số của Việt Nam. Tại báo cáo này, chỉ số tiếp cận điện năng xếp hạng 27/190, đạt 87,94 trong thang điểm 100, tăng 9,25 điểm so với năm trước.

Thảo Miên

Tags:

相关文章