【kqbd nét】Trường ĐH mong Bộ GD
Ngày 21/7,ườngĐHmongBộkqbd nét Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ có buổi làm việc với hơn 40 hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu tại Việt Nam và đại diện sứ quán các nước để bàn giải pháp thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam. Đã dừng gần 200 chương trình liên kết Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đại dịch Covid-19 khiến nhiều du học sinh lúng túng trước câu hỏi nếu trở về Việt Nam sẽ học ở đâu. Do đó, đây sẽ là dịp tốt để các cơ sở đào tạo đại học đón sinh viên Việt Nam đang du học ở nước ngoài trở về nước, đồng thời là cơ hội để tiếp nhận sinh viên nước ngoài tới học tập tại Việt Nam. Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị “Nếu chỉ nghĩ đến việc giữ chân học sinh, sinh viên ở lại Việt Nam là cách nghĩ quá hẹp. Một mặt vẫn khuyến khích học sinh đi du học nhưng mặt khác phải tạo ra những chương trình liên kết đào tạo chất lượng để học sinh ở Việt Nam vẫn được học tập trong điều kiện và chương trình tốt nhất. Đây còn là cách để giữ nguồn chi phí dành cho du học ở lại Việt Nam”, ông Nhạ nói. Cũng theo ông Nhạ, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 400 chương trình liên kết đào tạo, chủ yếu là lĩnh vực kinh tế, quản lý. Vì vậy, các trường cần mở ra những ngành liên kết đào tạo nhiều lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phần mềm, du lịch,… bởi đây là các lĩnh vực rất cần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ngoài ra, các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng còn nhiều tiềm năng để mở rộng liên kết đào tạo theo tín chỉ hoặc nhóm tín chỉ, từ đó mở rộng cơ hội trải nghiệm cho sinh viên quốc tế tại Việt Nam. Thực hiện chương trình liên kết đào tạo quốc tế, ông Nhạ cho rằng, Việt Nam rất cần lưu ý đến chất lượng, kiểm định chất lượng. Thời gian qua, Bộ GD-ĐT đã cho rà soát các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và cho dừng lại gần 200 chương trình liên kết. “Bên cạnh những chương trình tốt không phải không có những chương trình chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, yêu cầu đặt ra tới đây là mở chương trình nào phải tốt chương trình đó. Xã hội yêu cầu ngày càng cao, vì vậy các trường đại học phải chú ý chất lượng thật”, ông Nhạ nói. Tiếng Anh vẫn là điểm yếu của SV Là đơn vị đang tham gia đào tạo các chương trình liên kết quốc tế, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho biết việc học trong nước thay vì ở nước ngoài sẽ giúp sinh viên Việt Nam tiết kiệm một lượng lớn ngoại tệ. “Thông thường, học phí ở nước ngoài rất cao, hơn 30.000 USD tại Mỹ chẳng hạn, thì ở Việt Nam chỉ mất khoảng 1.000 - 2.000 USD. Thế nhưng, thực tế cho thấy chất lượng đào tạo tại Việt Nam vẫn rất tốt; các em đều sớm có việc làm”. Song ông Dũng đánh giá, rào cản lớn nhất trong mô hình đào tạo này là trình độ tiếng Anh của sinh viên. “Khi tham gia các chương trình đào tạo quốc tế, chúng tôi thường phải dành một năm đầu tiên để nâng chuẩn IELTS là 6.0 thì sinh viên mới có thể tham gia học. Không có tiếng Anh sẽ như “mù chữ” và không thể liên thông tốt với các trường nước ngoài”, ông Dũng nói. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Đồng tình với điều này, PGS.TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM nhận định, điểm yếu lớn nhất của sinh viên hiện nay là vấn đề ngoại ngữ. “Nhiều gia đình sẵn sàng bỏ rất nhiều tiền để cho con em ra nước ngoài học ngoại ngữ. Vì vậy, ở góc độ vĩ mô, nếu chúng ta giữ được các em ở lại Việt Nam để học ngoại ngữ và sau đó tham gia vào các chương trình liên kết thì đây sẽ là lợi thế để quốc tế hóa chương trình giáo dục của Việt Nam; đồng thời các trường của Việt Nam cũng tham gia tốt vào xu hướng quốc tế hóa”. Do đó, ông Hải đề nghị, Bộ có thể kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 50% học phí cho các sinh viên khi được nhận vào học và hoàn thành khóa học theo chương trình liên kết quốc tế tại Việt Nam. "Chỉ cần hỗ trợ như vậy, nhìn về tầm vĩ mô và lâu dài sẽ giúp các trường đại học của Việt Nam có thêm các nguồn sinh viên học các chương trình liên kết quốc tế trong nước", ông Hải nói. Sẽ yêu cầu giải trình để tránh "nhập nhèm" Bà Dương Hồng Loan - Giám đốc Đối ngoại chiến lược, ĐH RMIT Còn bà Dương Hồng Loan - Giám đốc Đối ngoại chiến lược, ĐH RMIT bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT sẽ đóng vai trò làm trọng tài, thông tin rõ với dư luận về các chương trình đào tạo liên kết, tránh tình trạng “nhập nhèm”, gây thiệt thòi cho phụ huynh và học sinh. “Việc Bộ làm trọng tài sẽ tạo ra một môi trường minh bạch, công khai và trung thực, bởi chi phí cho đào tạo cho chương trình này không phải là ít”, bà Loan nói. GS Ray Gordon, Hiệu trưởng Đại học Anh quốc tại Việt Nam cũng cho rằng, hiện rất nhiều đại học trên thế giới đang nhắm tới thị trường Việt Nam. Do vậy, việc giải trình là điều cần thiết bởi các trường đại học nước ngoài không muốn đầu tư vào những trường không minh bạch. Thông tin thêm về vấn đề này, Bộ trưởng GD-ĐT cho biết, tới đây Bộ sẽ yêu cầu các trường phải giải trình tất cả các chương trình, kể cả chương trình quốc tế nghiêm túc. Điều này nhằm tránh tình trạng cứ khoác vỏ “quốc tế” là thu tiền nhưng chương trình không xứng với chất lượng. Thúy Nga - Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo lần 2 thông tư quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Sẽ cho phép liên kết đào tạo online tiến sĩ với nước ngoài
相关推荐
-
Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
-
Giữa hai thí sinh, Bộ GD
-
Công ty CP liên doanh đầu tư quốc tế 6 chữ “vàng” tạo thương hiệu
-
Bảy quy tắc trong văn hoá ứng xử của sinh viên Kinh tế Tài chính
-
Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
-
New Sorento 2014 phiên bản máy dầu, số sàn
- 最近发表
-
- Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- Hà Nội: Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực ước đạt gần 1 tỷ USD
- Bảo Xuân: Giữ lửa tuổi xuân cho phụ nữ
- Viettel đào tạo nhân tài kiến tạo xã hội số
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Lịch công bố điểm chuẩn đại học năm 2023 mới nhất
- Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
- Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 600 tỷ USD
- Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- Cảng TCIT: Năm thứ hai liên tiếp vượt mốc 2 triệu TEU
- 随机阅读
-
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Cảnh báo tình trạng nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật
- Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga đánh giá cao cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Trường ĐH yêu cầu sinh viên ứng xử trong trường học văn minh, trung thực
- Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng dịp tết 2022
- 20.000 học sinh trượt lớp 10 công lập, chỉ có 1.000 đăng ký tuyển sinh bổ sung
- Tịch thu lô gỗ nhập lậu trị giá trên 1,3 tỷ đồng
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Cậu bé 11 tuổi có IQ thuộc top 1% thế giới cao hơn Albert Einstein
- Samsung sắp ra mắt smartphone 7 inch
- Ngày Gia đình ASEAN 2023 tại Cộng hoà Séc
- Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- Các nhà sản xuất dược phẩm đã nhắm vào thị trường Mỹ để có được những khoản lợi nhuận lớn
- Sách của nhà văn đoạt giải Nobel Han Kang vượt mốc 1 triệu bản
- Tấm thảm thông minh kích thích trẻ phát triển
- Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- Nintendo sẽ mở cửa bảo tàng trưng bày lịch sử trò chơi điện tử
- Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp trong phòng chống gian lận thuế GTGT
- Điểm sàn trường ĐH Cần Thơ theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
- 搜索
-
- 友情链接
-
- ASEAN defence ministers adopt joint declaration on security vision
- Viet Nam, Laos hold foreign ministerial
- Việt Nam, Cambodia ratify border agreement, pledge deeper cooperation
- National Assembly’s 11th session starts on March 24 next year
- Việt Nam voices concern about security instability in Central African Republic
- Prime Minister: ASEAN
- Việt Nam joins discussion on UNSC’s residual mechanism for criminal tribunals
- Inspection agency's roles and rights need to be cleared: official
- Drastic measures should be taken to stop COVID
- Top legislator meets with Lao Prime Minister