Ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan thành phố Hồ Chí Minh,hạng 2 bỉ cho biết: 3 tháng đầu năm xuất khẩu của ngành dệt may rất khó khăn. Đơn hàng của doanh nghiệp giảm mạnh 30-40%. Các nhà nhập khẩu ở hầu hết các thị trường đều rất dè dặt khi đặt đơn hàng mới. Trong bối cảnh đó, việc Bộ Công Thương hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam- Israel có ý nghĩa đặc biệt, giúp doanh nghiệp dệt may có thêm cánh cửa để mở rộng xuất khẩu. Cho dù Israel chưa phải là thị trường thực sự lớn, tạo bước đột phá cho ngành nhưng về lâu dài sẽ rất có giá trị.
FTA Việt Nam- Israel thành công đi đến hoàn tất có vai trò rất lớn của Bộ Công Thương, đáng ghi nhận nhất là nỗ lực thúc đẩy đàm phán, mang lại nhiều lợi ích về cho doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, thời gian qua Bộ Công Thương đã theo dõi và chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương bám tình hình xuất nhập khẩu rất chặt chẽ, đồng thời nắm rõ tình trạng “sức khoẻ” của doanh nghiệp trong ngành để tháo gỡ khó khăn kịp thời. FTA Việt Nam- Israel đã bắt đầu đàm phán từ năm 2015, doanh nghiệp dệt may trong nước đã có bước chuẩn bị. Doanh nghiệp đã kết nối với đối tác Ấn Độ, Paskian để tìm hiểu nguồn cung nguyên phụ liệu phù hợp với nhu cầu và văn hoá tiêu dùng của thị trường Israel để có thể tận dụng ngay khi hiệp định được thực thi và có đơn hàng xuất khẩu. Dù tiềm năng nhưng khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Israel không hề nhỏ. Thị trường có quy mô nhỏ, thông tin 2 chiều chưa sâu rộng. Do đó, đề xuất Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Israel cung cấp kịp thời thông tin về thị trường, các chính sách thương mại và sớm phổ biến thông tin về hiệp định để doanh nghiệp nghiên cứu có định hướng tiếp cận. Dệt may là một trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tương đối khá sang Israel. Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục hải quan, quý I/2023, Việt Nam xuất khẩu 3,924 triệu USD giá trị mặt hàng dệt, may sang thị trường này. |