【kèo ukraine】Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giao tiếp cho người khiếm thính
Chị gái của cô là Perla (25 tuổi) sinh ra với chứng rối loạn MERF hiếm gặp,ôgáituổipháttriểnứngdụnggiaotiếpchongườikhiếmthíkèo ukraine ảnh hưởng đến khả năng vận động và thính giác. Perla đã trải qua gần chục cuộc phẫu thuật và nhiều năm vật lý trị liệu, tuy nhiên vẫn không thể đi học mặc dù đăng kí vào 1 trường ngôn ngữ ký hiệu.
Salazar nói rằng sau khi chứng kiến sự phân biệt đối xử mà chị gái phải chịu, cô đã tự hỏi: “Mình làm gì để giúp chị đây?".
Cô gái 17 tuổi phát triển ứng dụng giao tiếp cho người khiếm thính (Nguồn: asiaone) |
Năm ngoái, Salazar bắt đầu phát triển một ứng dụng cho phép chuyển ngôn ngữ ký hiệu Mexico (MSL) sang văn bản hoặc giọng nói và ngược lại. Theo cơ quan thống kê của Mexico, ước tính có khoảng 4,6 triệu người Mexico bị điếc hoặc lãng tai và tình trạng thiếu thông dịch viên MSL rất phổ biến.
Cô gái đã thành lập một cộng đồng gần 90 người tham gia - bao gồm cả người bản ngữ và thông dịch viên - để phát triển ứng dụng có tên Hands with Voice với hy vọng sẽ ra mắt trong năm nay. Gần đây, gia đình cô đã bắt đầu học ký hiệu khi khả năng vận động của Perla đã được cải thiện.
Perla nói: “Tôi rất tự hào về em gái mình”.
Ngoài việc kết hợp phát triển ứng dụng và theo đuổi ngành kỹ thuật công nghệ sinh học tại đại học, Salazar còn mở lớp dạy các môn tự nhiên gần nhà ở Nezahualcoyotl, cách thành phố Mexico 5km về phía đông bắc.
Salazar nói: “Tôi nghĩ đã đến lúc phải thay đổi cách suy nghĩ của mọi người để có thể tạo ra một nền văn hóa mà ở đó, trong tương lai, sẽ có rất nhiều trẻ em làm việc trong các dự án khoa học và công nghệ”.
Estrella Salazar (trái) và chị gái của mình (Nguồn: asiaone) |
Mẹ của Salazar nói rằng ham mê học tập của cô nhanh chóng vượt xa những gì giáo viên ở Nezahualcoyotl có thể cung cấp. Khi cô 15 tuổi, Salazar đã vượt qua kỳ thi trung học.
Salazar là một trong số 60 thanh niên được chọn tham dự Chương trình Hàng không và Không gian Quốc tế kéo dài 5 ngày vào mùa xuân do một nhà thầu NASA điều hành ở Huntsville, Alabama. Để trang trải phí tham dự 3.500 đô la, cô đã khởi động một chiến dịch gọi vốn từ cộng đồng trên tài khoản Instagram của mình và đã đạt 75% mục tiêu.
Giờ đây, Salazar cho biết cô đang apply vào 1 trường đại học ở Mỹ để theo đuổi nghiên cứu về các tác động thần kinh của Covid-19, cả trong quá trình nhiễm và sau khi mắc bệnh.
Salazar nói: “Tôi đến từ đâu không quan trọng, điều quan trọng là tôi sẽ làm gì. Tôi thực sự tự hào đến từ Nezahualcoyotl và được thấy những đứa trẻ học tập và cống hiến hết mình để hoàn thành ước mơ của chúng".
Doãn Hùng(Theo Reuters)
Điều đặc biệt ở 'cánh tay robot' đạt giải quốc tế của học trò Bắc Ninh
Sáng chế "Cánh tay robot cho người khuyết tật" của Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (lớp 11A4, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh) là dự án duy nhất của học sinh Việt Nam giành giải chính thức ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021.
相关文章
Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
Một chiếc iPhone với màn hình cong OLED có thể sẽ có mặt trên các kệ hàng ngay trong năm tới.Dẫn ngu2025-01-10Ôtô bị hư hỏng vì thiên tai, chủ xe cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm?
Theo ghi nhận, cơn bão Yagi vừa qua đã làm cho nhiều cây xanh bật gốc, cột điện đổ hay bảng hiệu rơi2025-01-10Mazda 3 Deluxe lướt lên sàn xe cũ, chủ xe 'bay' ngay hơn 120 triệu đồng
Mazda 3 chạy siêu lướt lên sàn xe cũMazda 3 Deluxe lướt đang được rao bán.Mới đây, trên hội nhóm một2025-01-10Xe Audi mất lái tông điên loạn vào bãi đỗ xe
Trong đoạn video CCTV được quay tại thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho thấy một chiếc2025-01-10Nhận định, soi kèo Khor Fakkan vs Baniyas, 19h55 ngày 6/1: Khó tin cửa dưới
Nhận định bóng đá Khor Fakkan vs Baniyas hôm nayTrận Khor Fakkan vs Baniyas thuộ2025-01-1012 hãng ô tô lớn phải cung cấp dữ liệu hệ thống trợ lái
Cơ quan Quản lý An toàn đường cao tốc Quốc gia Mỹ (NHTSA) yêu cầu 12 nhà sản xuất ô tô phải cung cấp2025-01-10
最新评论