游客发表

【ty so u19】Nghĩa tình cô Bảy Nhị

发帖时间:2025-01-12 11:57:45

Về xã Long Thạnh,ĩatnhcBảyNhịty so u19 huyện Phụng Hiệp, hỏi thăm cô Bảy Nhị ai cũng biết. Bởi nhờ những chuyến đò nghĩa tình của cô mà trong suốt 5 năm qua, nhiều học sinh có dịp cắp sách đến trường.

Cô Bảy Nhị lau chùi cẩn thận phương tiện đưa rước học trò hàng ngày.

“Cô Bảy đưa đò” là cách gọi quen thuộc của người dân sống ven tuyến kênh Thủy Lợi, thuộc ấp Long Trường 2, xã Long Thạnh, dành cho bà Đoàn Thị Nhị. Kể từ năm 2011, người phụ nữ này đã bắt đầu gắn bó với công việc đưa rước học sinh trong xóm đến Trường Tiểu học Long Thạnh 3. Ban đầu, cô Bảy Nhị ngày 2 lượt đi về đưa cháu nội đến trường trên chiếc vỏ lãi cũ kỹ. Thấy nhiều cháu nhỏ trong xóm phải lặn lội tới trường trên lối mòn đầy cỏ và bùn lầy, cô thấy chạnh lòng. Kể từ đó, cô tình nguyện đến từng gia đình để đưa đón những đứa trẻ vùng sâu này cắp sách tới trường.

 Ngồi lau chiếc vỏ lãi, cô Bảy Nhị kể lại trong sự xúc động: “Tôi nhớ khoảng năm 2013-2014, có một đoàn từ thiện ở Thành phố Hồ Chí Minh xuống hỗ trợ xe đạp cho học sinh nghèo của Trường Tiểu học Long Thạnh 3. Bữa đó, tôi ngồi đợi tụi nhỏ tan học, một chú trong đoàn đến bắt chuyện hỏi thăm. Rồi không lâu sau, tôi hay tin đoàn từ thiện tặng một chiếc vỏ lãi và máy mới cho Trường Tiểu học Long Thạnh 3, kèm theo mong muốn giúp tôi có phương tiện chắc chắn hơn để đưa đón mấy cháu nhỏ. Đoàn cũng hỗ trợ luôn tiền xăng đưa rước học sinh mỗi năm”.

 Hay tin, cô Bảy Nhị vui mừng khôn tả, bởi với phương tiện mới vững chắc, bản thân sẽ cảm thấy an tâm hơn. Thế là 5 giờ sáng mỗi ngày cô đều đặn thức dậy để lau dọn chiếc vỏ lãi cho thật sạch trước khi đến từng nhà đón học sinh. Đa phần các cháu còn rất nhỏ, chỉ nằm ở độ tuổi từ 6 đến 12 nên khi bước xuống vỏ lãi, cô luôn nhắc nhở mặc áo phao và cài kỹ lưỡng, phòng tình huống rủi ro phát sinh. Chưa kể là vào mùa mưa, cô còn bỏ tiền túi mua một tấm nilon lớn để trùm kín các cháu cho khô ráo.

Cháu Trần Hoàn Thơ, học sinh lớp 4A2, Trường Tiểu học Long Thạnh 3, cho biết: “Bước xuống vỏ lãi là bà Bảy thường dạy tụi con phải ngồi ngay ngắn, mặc áo phao vào rồi mới chạy máy. Bà sợ tụi con đùa giỡn nguy hiểm nên bà nhắc nhở mỗi ngày”. Với ước mong duy nhất là không để cháu nào bỏ học giữa chừng, cứ thế mà chuyến đò nghĩa tình này trải qua bao mùa mưa nắng, mang học trò ở xóm nghèo đến với con chữ. Mặc dù phải đến trường bằng đường sông, nhưng với sự kỹ lưỡng của cô Bảy Nhị, các bậc phụ huynh gửi con đến trường cũng phần nào an tâm hơn.

“Chuyện đón đưa con đến trường mùa mưa rất vất vả, vợ chồng tôi phải cõng con đi cho sạch vì sợ sình văng vào quần áo trắng. Ban đầu thấy lo nên xin xuống vỏ đến trường cùng con, nhưng giờ thì gửi luôn cho cô Bảy. Nhờ cái nghĩa, cái tình của cô Bảy Nhị mà học trò nghèo xóm này được đến lớp dễ dàng hơn. Dù biết bơi, nhưng khi bước xuống vỏ là cô Bảy bắt buộc phải cài áo phao kỹ lưỡng, ngồi ngay ngắn. Giờ bà con nơi này chỉ mong sao được đầu tư một con đường đổ đá thôi để con em chúng tôi đỡ vất vả khi đến trường”, chị Phạm Thúy Hằng, mẹ cháu Thơ chia sẻ.

Nở nụ cười khi nhìn về ngôi trường, cô Bảy Nhị khẳng định: “Ngày nào còn sức khỏe, tôi vẫn tiếp tục đưa rước mấy cháu. Đến khi tôi yếu đi thì trao trả lại phương tiện cho trường để có người khác tiếp nối công việc này”. Chủ tịch UBND xã Long Thạnh Phan Minh Trí cho rằng: “Ở một nơi mà chưa có lộ giao thông nông thôn thì công việc thường nhật của bà Đoàn Thị Nhị đã trở thành nghĩa cử đẹp giữa đời thường”.

Thông tin từ chính quyền địa phương, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 3km nhưng chỉ có vài chục hộ dân sinh sống. Cho nên các phương án để đầu tư đường giao thông rất khó thực hiện. Nếu áp dụng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm cũng không khả thi, bởi dân cư còn thưa thớt, chủ yếu là đất ruộng của bà con chạy dài. Hiện, trên tuyến có 1km đã được phủ bê tông từ nguồn kinh phí vận động xã hội hóa.

 

Bài, ảnh: KỲ ANH

    热门排行

    友情链接