当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả giải quốc gia thổ nhĩ kỳ】Bốn nhóm vấn đề chất vấn nóng dành cho tư lệnh ngành giao thông Nguyễn Văn Thắng

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng.

Dự kiến,ốnnhómvấnđềchấtvấnnóngdànhchotưlệnhngànhgiaothôngNguyễnVănThắkết quả giải quốc gia thổ nhĩ kỳ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng sẽ trả lời 4 nhóm vấn đề nóng, đang thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và các cử tri gồm: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn; trách nhiệm quản lý Nhà nước trong hoạt động kiểm định; giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa; quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện; công tác đào tạo, sát hạch, cấp thu hồi và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

Phát biểu khai mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và nhân dân cả nước, giải trình rõ ràng về những nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục, để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao.

Liên quan đến lĩnh vực giao thông, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận việc Bộ GTVT đã ghi nhận ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cử tri, kịp thời ban hành thông tư cho phép tự động giãn chu kỳ kiểm định cho hơn 1,4 triệu xe cho ô tôđến 9 chỗ không kinh doanh vận tải, các xe này sẽ được lùi thời hạn kiểm định thêm 6 tháng, góp phần khắc phục đáng kể tình trạng ách tắc tại các trung tâm đăng kiểm.

Trước đó, trong Báo cáo số 5555/BC – BGTVT ngày 31/5/2023 gửi các vị đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ GTVT cũng đã tường minh một số nhóm vấn đề nóng được cử tri cả nước quan tâm.

Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT cho biết, đến nay nhiều công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn được tập trung đầu tư; quan điểm trong chỉ đạo và hành động là: đẩy nhanh tiến độ sớm đưa vào khai thác, bảo đảm chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư. Năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng lên đáng kể, bảo đảm kết nối giữa các vùng miền trong cả nước và giao thương quốc tế, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước.

Tính đến cuối tháng 5/2023, nạng lưới đường bộ cao tốc bước đầu được hình thành với 29 tuyến/đoạn tuyến cao tốc, tổng chiều dài 1.729km (từ đầu nhiệm kỳ đã hoàn thành 566km/3 năm bằng 1/2 khối lượng đã triển khai trong gần 20 năm trước đây khoảng 1.163km) góp phần tăng cường năng lực vận tải trên các hành lang kinh tế quan trọng.

Hiện nay, Bộ GTVT và các địa phương đang tiếp tục triển khai thi công khoảng 1.071km đường cao tốc; gấp rút hoàn thiện thủ tục để khởi công các đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, vành đai 3 TP. HCM, các tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Tuyên Quang - Hà Giang, Đồng Đăng - Trà Lĩnh... để hoàn thành thêm khoảng 344km, phấn đấu đến năm 2025 cả nước có trên 3.000km đường bộ cao tốc; đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư các tuyến cao tốc hướng tâm vào Thủ đô Hà Nội và TP. HCM.

Trong lĩnh vực, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Bộ GTVT cho biết, từ năm 2011 đến nay, với sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, sự ủng hộ, tham gia của nhân dân và toàn xã hội, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) tại nước ta liên tục kéo giảm cả 3 chỉ tiêu gồm số vụ, số người chết và số người bị thương.

Trong đó đáng lưu7 ý, năm 2011 số người chết do tai nạn giao thông là 11.400 người thì đến năm 2020 giảm xuống còn 6.700 người, số vụ tai nạn giao thông đã giảm từ trên 31.600 vụ năm 2012 xuống còn 14.000 vụ vào 2020; số người bị thương trong các vụ tai nạn giao thông cũng giảm từ 33.400 người năm 2012 xuống còn 10.800 người năm 2020; trong khi số phương tiện giao thông cơ giới tăng từ 35,8 triệu lên 72 triệu (tăng hơn 100%) trong đó xe máy tăng từ 33.9 triệu năm 2011 lên 67.4 triệu xe vào năm 2020, ô tô tăng từ 1.9 triệu xe năm 2011 lên 4.6 triệu xe năm 2020 ; dân số đã tăng từ 87 triệu (2010) lên 97 triệu (2020), tương đương tăng 11%.

Đđồng thời với đó số giấy phép lái xe cũng tăng trưởng nhanh chóng, giấy phép lái xe ô tô từ 2.5 triệu (2010) lên 8.8 triệu (2020) tương đương tăng 241%, giấy phép lái xe mô tô từ 15 triệu (2010) lên 46 triệu (2020) tương đương tăng 200%.

Trong lĩnh vực Đăng kiểm, Bộ GTVT cho biết, trong thời gian vừa qua, trước thực trạng ùn tắc phương tiện kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, đặc biệt Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã cử lực lượng cán bộ chiến sỹ hỗ trợ hoạt động kiểm định cùng với một loạt giải pháp thực hiện để khắc phục tình trạng ùn tắc.

Trong đó đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng giải pháp “tình thế” bằng cách ban hành Thông tư số 08 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT theo trình tự, thủ tục rút gọn với nội dung cụ thể:

“Cho phép áp dụng ngay chu kỳ kiểm định theo quy định tại Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT đối với ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định mà chủ phương tiện không phải đưa xe đến trung tâm đăng kiểm để thực hiện kiểm định lại (do phương tiện đã được kiểm định trước đó).

Như vậy, các chủ phương tiện sẽ không phải đưa xe đến trung tâm đăng kiểm để thực hiện kiểm định lại. Việc áp dụng giải pháp này sẽ giải quyết được ngay tình trạng ùn tắc phương tiện kiểm định hiện nay và tạo điều kiện cho các Trung tâm đăng kiểm tập trung thời gian, nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ chủ yếu kiểm định cho các loại phương tiện kinh doanh vận tải khác và các phương tiện đã hết hạn kiểm định nhưng chưa được kiểm định để vừa giải quyết được ùn tắc vừa đảm bảo sớm đưa phương tiện vào khai thác vận tải, giảm thiểu các thiệt hại không đáng có cho người dân và doanh nghiệp.  

Thông tư số 08 còn đảm bảo giảm quyết tình trạng ùn tắc phương tiện kiểm định cho cả sau này (ổn định trong dài hạn).

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, Bộ GTVT cho biết, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và chuyên đề cũng như nắm bắt thông tin từ dư luận xã hội, Bộ GTVT luôn xác định đây là lĩnh vực có phạm vi, ảnh hưởng lớn đối với xã hội, tác động đến nhiều đối tượng, có nhiều diễn biến phức tạp trong thực tiễn, nhưng một số nơi có hiện tượng buông lỏng trong công tác quản lý, giám sát dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực.

Chính vì vậy, ngay từ đầu năm 2023, Bộ trưởng Bộ GTVT đã quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra toàn diện, tổng thể công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của các Sở GTVT trên phạm vi toàn quốc; đồng thời quán triệt quá trình kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, độc lập, khách quan, nghiêm túc, làm đến đâu xử lý sai phạm đến đó; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GTVT và pháp luật về kết quả thanh, kiểm tra.

 Đến nay, qua kiểm tra nhận thấy có tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, thực hiện của Sở GTVT, tiềm ẩn nguy cơ tiêu cực như: Việc khai thác dữ liệu thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe để quản lý công tác đào tạo còn hạn chế; chưa kiểm tra, giám sát khoá học, kỳ thi cấp chứng chỉ hoặc thực hiện còn hình thức, không đúng thực tế; để cơ sở đào tạo gửi báo cáo qua phần mềm chậm nhiều ngày; xét duyệt thí sinh đạt điều kiện dự sát hạch khi chưa đối chiếu đầy đủ dữ liệu qua hệ thống thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe; có hiện tượng thí sinh trao đổi với nhau, sát hạch viên trao đổi với thí sinh trong sát hạch lý thuyết.

 Đặc biệt qua công tác kiểm tra, Thanh tra Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam đã chuyển thông tin nhiều cơ sở đào tạo lái xe nghi ngờ có dấu hiệu tiêu cực đến cơ quan công an địa phương để xác minh, làm rõ, xử lý theo đúng thẩm quyền quy định.

分享到: