Rất nhiều bài thơ,ựchưviệcxàoganlợnvớigiáđỗgâychếtngườti so úc vè nói đến việc kết hợp thức ăn không đúng gây "chết người". Nhiều người không tin nhưng cũng có không ít người tin tưởng, thế nhưng độc hại hay không độc hại không phải ai cũng nêu ra được lý do.
Gan lợn xào giá đỗ là cách kết hợp sai lầm
Sai lầm khi chế biến món ăn từ gan lợn
Gan lợn là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A và chất sắt (trong 100 g gan lợn có 25 mg sắt). Đây là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt. Chính vì thế, đây được coi là món ăn thông dụng và được các gia đình dùng thường xuyên cho mỗi bữa ăn.
Có rất nhiều cách chế biến món ăn từ gan lợn nhưng thông thường, chúng được xào với giá đỗ và các loại rau củ. Đây có thể được coi là món "đưa cơm" rất tốt. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc kết hợp gan lợn với giá đỗ hoặc các loại rau củ vốn nhiều vitamin C là một sai lầm cần loại bỏ. Lý do được chuyên gia này chia sẻ bởi: trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C, nếu xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá và món ăn sẽ mất hết chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khác cũng khuyến cáo, không nên nấu gan động vật với rau cần, rau mùi, cải xoăn. Bởi, trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết tác dụng. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Gan lợn cũng không nên nấu cùng xúp lơ vì trong xúp lơ chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có thể kết hợp với các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, kẽm trong gan lợn, làm giảm thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.
Cách sử dụng gan lợn không lo mắc bệnh
Tuy có rất nhiều món ngon được chế biến từ món gan lợn nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nó cũng là món tập trung nhiều chất cặn bã gây hại sức khỏe. Các ký sinh trùng như sán lá cũng thường trú ngụ ở bộ phận này. Ngoài ra, ở những con lợn bị bệnh, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. Bởi vậy, nếu khi ăn gan, bạn đặc biệt lưu ý:
- Tuyệt đối không ăn quá nhiều gan lợn vì hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao, có thể gây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, đặc biệt là những người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.
- Chế biến gan lợn sạch và chín, có thể ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến
- Chọn gan tươi có màu đỏ sẫm, không có những nốt sần trên bề mặt, ấn tay vào miếng gan thấy có đàn hồi tốt, rửa và nặn sạch máu trong gan mới chế biến thức ăn.
- Một số món ngon từ gan lợn có thể chế biến cho gia đình thưởng thức mà không lo kiêng kỵ là gan xào chua ngọt, gan chiên ngũ vị hương…
Phương Phương
Những điều cấm kỵ khi ăn lòng lợn