Các tỉnh,ânbổcácnguồnlựcđịaphươngứngphóvớibiếnđổikhíhậmu vs ac milan thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đề nghị có cơ chế đặc thù trong đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể, như: Đầu tư xây dựng các công trình cấp quốc gia, nhất là các dự án đê biển, kè sông, nâng cấp các thành phố, đô thị; các dự án xử lý xâm nhập mặn, trữ ngọt, cung cấp nước sạch và xử lý ô nhiễm môi trường; các công trình nghiên cứu lai tạo, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng với điều kiện mới của biến đổi khí hậu...
Bộ Tài chính cho biết, tại phiên họp thứ VII của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan có liên quan rà soát, xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm giai đoạn 2016-2020 để tập trung nguồn lực, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển bền vững.
Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020 cũng đã quy định về Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh năm 2016-2020. Trong đó đã đặt ra các mục tiêu cụ thể để đầu tư các dự án, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu (công trình thủy lợi, trồng rừng, nâng cấp hồ, đập...), giảm cường độ phát thải nhà kính.
Theo Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 là 15.866 tỷ đồng. Trong đó: Vốn đầu tư phát triển là 15.470 tỷ đồng (nguồn trong nước là 470 tỷ đồng, nguồn ngoài nước là 15.000 tỷ đồng); kinh phí chi thường xuyên là 396 tỷ đồng.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các vùng trồng lúa có lợi thế nhất để điều chỉnh quy hoạch sản xuất cho từng vùng.
Đồng thời, để tăng cường việc chuyển đổi chương trình trồng lúa chất lượng thấp, kém hiệu quả, vùng nhiễm mặn sang trồng cây khác phù hợp hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản, Thủ tướng đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng mở rộng cho vay theo chuỗi, ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất máy, công cụ, vật tư đầu vào, cung cấp giống, dịch vụ sấy, kho chứa, hậu cần phục vụ thương mại.
Cùng với đó là chính sách ưu đãi cho vay đối với các hộ nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác mới, sản xuất lúa sạch, ứng dụng công nghệ cao; tạo nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất phù hợp để nhà sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu có thể tiếp cận được.
Như vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ chế chính sách liên quan đến ưu đãi cho đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương căn cứ tình hình biến đổi khí hậu, rà soát quy định phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, điều chỉnh không gian kinh tế, quy hoạch đô thị cho phù hợp.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương chủ động ưu tiên phân bổ các nguồn lực của địa phương để đầu tư các dự án công trình thích ứng với biến đổi khí hậu.