【wolves đấu với man city】Học sinh tập làm nhà khoa học
Thuyết trình đề tài trước ban giám khảo
Thu hút & thiết thực
Đây là các cuộc thi hưởng ứng phong trào thi đua sáng tạo,ọcsinhtậplàmnhàkhoahọwolves đấu với man city nghiên cứu khoa học - kỹ thuật với cuộc thi Intel ISEF của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm đầu phát động (2009 - 2010), toàn tỉnh chỉ có 15 đề tài dự thi. Còn ở cuộc thi mới đây (năm học 2018 - 2019), có đến 136 đề tài của 240 học sinh thuộc 69 trường trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trên toàn tỉnh tham gia.
Không chỉ các trường ở Huế hay các vùng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, cuộc thi đã lan tỏa và được sự hưởng ứng tích cực, rộng khắp của học sinh toàn tỉnh. Lần đầu tham gia, học sinh A Lưới đã có giải cao để “rinh” về vùng cao.
Cuộc thi cũng không còn “độc quyền” dành học sinh THPT mà còn cả học sinh THCS. Cũng trong lần đầu dự giải, học sinh Trường THCS Duy Tân (Huế) đã giành được giải thưởng cao quý.
Các đề tài tham gia và đạt kết quả cao trong cuộc thi năm nay, gồm: Nghiên cứu quy trình sản xuất giấy từ bã mía có tính năng chống thấm (Trường THPT Phú Bài); Nghiên cứu vi khuẩn gây hư sữa trong việc xử lý nước thải (Trường THPT chuyên Quốc Học); Mô hình dải phân cách đường bộ thông minh tạo năng lượng điện tử sóng âm - đo và giám sát các chỉ số ô nhiễm môi trường (Trường THCS Đặng Văn Ngữ)…
Tình yêu cuộc sống & khoa học
Phát biểu tổng kết cuộc thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2018 - 2019, ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: “Mỗi một dự án có thể xem là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ của các em học sinh với nhiều sắc thái, lĩnh vực khác nhau, nhưng đều xuất phát từ tình yêu khoa học, từ sự say mê học tập, tìm tòi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám ước mơ và quyết tâm phấn đấu đạt được ước mơ”.
Cuộc thi năm ngoái, cô nữ sinh Khánh Huyền, học sinh lớp 12 của Trường THPT A Lưới đã tạo bất ngờ với đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc Tà Ôi hướng đến phát triển du lịch về nguồn”. Khánh Huyền tâm sự, quá trình nghiên cứu giúp em hiểu thêm về văn hóa dân tộc Tà Ôi và càng khát khao đem những hiểu biết san sẻ cho bạn bè. Quan tâm đến phát triển văn hoá, Huyền còn nắm bắt được nhu cầu quảng bá du lịch của A Lưới. Cô nữ sinh này đã vận dụng sáng tạo kiến thức với nhu cầu để tạo nên một công trình mà theo đánh giá của hội đồng giám khảo là có giá trị thực tiễn ngay.
Tình yêu và khát vọng sáng tạo của Phạm Nguyên Khang được ấp ủ từ nhỏ. Thi đỗ vào lớp chuyên Lý Trường THPT chuyên Quốc Học, Nguyên Khang càng có cơ hội để thể hiện tài năng và niềm say mê. Em đã cùng Lê Quang Minh chế tạo thành công sản phẩm mang tên “Máy điều hòa theo nguyên lý chân không và tạo lốc xoáy” năm học 2017 - 2018. Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên Huế 2018; giải nhì cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp quốc gia 2018. Đáng nói là, sản phẩm của Khang và bạn được “cộng điểm” bởi mức tiêu thụ điện năng chỉ bằng một nửa và có giá bán “hợp túi tiền”, chỉ 3 - 4 triệu đồng.
Làm khoa học nghiêm túc
Phong trào thi đua tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học - kỹ thuật của học sinh Thừa Thiên Huế đang phát triển nhanh, mạnh và từ bề rộng đang lan tỏa và chuyển thành chiều sâu. Cuộc thi khoa học - kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Thừa Thiên Huế hằng năm là nhân tố quan trọng có tác động sâu sắc đến phong trào. “Cuộc thi giúp các em học sinh trau dồi, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, nhân rộng các mô hình, giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến có tính ứng dụng cao phục vụ các nhu cầu thiết thực trong học tập, vui chơi và cuộc sống”- ông Đặng Phước Mỹ cho hay.
Qua cuộc thi năm 2018 - 2019 cho thấy, vẫn còn nhiều đề tài chưa rõ ý tưởng khoa học, cách giải quyết vấn đề lúng túng, nghiên cứu chưa sâu, chưa thấy rõ định hướng ứng dụng, tài liệu tham khảo hạn chế, mô hình còn đơn giản. Một số đề tài chỉ dựa vào kinh nghiệm rồi nâng thành sản phẩm, chứ chưa phải là những ý tưởng mới của cá nhân về vấn đề nghiên cứu. Đi sâu vào sân chơi này, còn thấy rõ sự lúng túng ở một số đơn vị. Hoạt động của các “nhà khoa học trẻ” trong học đường còn phụ thuộc vào sự quan tâm của giáo viên, đặc biệt là các ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn. Bên cạnh những trường đã biến nghiên cứu khoa học thành một lĩnh vực giáo dục khoa học, vẫn còn nhiều đơn vị hưởng ứng phong trào theo kiểu đối phó. Không ít nơi, giáo viên và học sinh tự làm khoa học, đồng thời mày mò kiếm tìm kinh phí. Vấn đề đặt ra là, cần phải nghiêm túc hơn nữa, dẫu chỉ là tập nghiên cứu khoa học.
Bài, ảnh: HUẾ THU
(责任编辑:World Cup)
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Cao su Sông Bé nộp ngân sách nhà nước 73,357 tỷ đồng
- ·Trách nhiệm của doanh nghiệp về BHXH
- ·Chi trả 516,422 triệu đồng tiền DVMTR cho 2 chủ rừng
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Chương trình hợp tác phát triển kinh tế
- ·Không để phát sinh việc xây nhà ở, công trình trái phép
- ·Bước đột phá về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và giải quyết các vấn đề bức xúc của công dân
- ·Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- ·Chính Chày khắc khoải chờ nước sạch
- ·Ngành Nông nghiệp xuất siêu 10,6 tỷ USD
- ·Quán triệt Quy định 65 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ
- ·Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- ·Bù Gia Mập phấn đấu thu ngân sách vượt chỉ tiêu 5%
- ·Kiện toàn tổ chức và hoạt động của ấp, khóm sau sắp xếp
- ·Thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khoá XIII
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Năm 2015, 80% người Việt dùng hàng Việt