【mãn nhan.net】Vì sao phải thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư?
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ tạo nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới các cao tốc khác. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Trong Tờ trình gửi Chính phủ về việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải đã phân tích, lý giải những lợi ích cũng như tác động của việc thu phí này.
Đưa ra tính toán việc lưu thông trên 3 tuyến đường cao tốc đang vận hành là Cầu Giẽ-Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây với việc lưu thông trên các tuyến quốc lộ song hành, phía Bộ Giao thông Vận tải so sánh, mỗi phương tiện lưu thông trên cao tốc sẽ tiết kiệm khoảng 5.265 đồng/km, trong đó 25% từ tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện và 75% từ tiết kiệm thời gian hàng hóa và hành khách trên đường.
Đối với người sử dụng sẽ tiết kiệm được thời gian và tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện , theo ước tính việc di chuyển trên đường cao tốc sẽ giúp giảm thời gian vận chuyển lên tới 60% (tốc độ lưu thông trên đường cao tốc đạt khoảng 80km/giờ, trong khi trên tuyến quốc lộ tốc độ lưu thông trung bình chỉ đạt khoảng 50km/giờ) và giảm chi phí khai thác so với lưu thông trên quốc lộ.
Để thực hiện mục tiêu 5.000km đường bộ cao tốc theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, theo ước tính ban đầu nhu cầu các nguồn vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 813.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 393.000 tỷ đồng để hoàn thành 2.043km và khởi công 925km.
“Như vậy, yêu cầu ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng mới đường cao tốc là rất lớn, do đó xây dựng chính sách để ngân sách nhà nước có nguồn dành cho đầu tư phát triển cao tốc là cần thiết,” Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ khẳng định.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng mới đường cao tốc là rất lớn. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Mặt khác, theo số liệu thống kê, những năm qua đối với các tuyến đường bộ do Nhà nước quản lý, ngân sách chi bình quân khoảng 830 triệu đồng/km/năm, cơ bản mới đáp ứng được một phần yêu cầu về chi phí để thực hiện các công việc quản lý, vận hành, khai thác và một phần chi phí bảo trì công trình (kinh phí kiểm toán an toàn và sửa chữa định kỳ còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tốc độ khai thác).
Trong khi đó, dự kiến đến năm 2025, trường hợp 1.624km đường cao tốc đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước hoàn thành và đi vào hoạt động, nếu cân đối như hiện nay ước tính tổng nhu cầu kinh phí quản lý, bảo trì giai đoạn 2021-2025 khoảng 9.067 tỷ đồng (bình quân 1.813 tỷ đồng/năm).
Thứ trưởng Thọ cũng phân tích tác động trong trường hợp không thu phí sử dụng đường cao tốc thì chủ xe sẽ có xu hướng tập trung di chuyển trên đường cao tốc, dẫn đến lưu lượng phương tiện tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao, làm giảm vận tốc trung bình lưu thông và giảm hiệu quả khai thác đường cao tốc.
“Thu phí sử dụng đường cao tốc ngoài việc cân bằng lưu lượng xe lưu thông trên đường cao tốc và trên đường quốc lộ song hành, khi thu phí sẽ có nguồn lực, điều kiện để thực thi các giải pháp khác như kiểm soát tải trọng xe,” ông Thọ cho hay.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng dẫn giải kinh nghiệm các nước trên thế giới cũng thực hiện tổ chức thu phí qua trạm để vận hành, bảo trì, hoàn vốn và đầu tư phát triển mở rộng mạng lưới đường cao tốc như Trung Quốc, Nhật Bản.
Phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Như vậy, trước nhu cầu kinh phí lớn cần dành cho hệ thống cao tốc, trên cơ sở lợi ích của đường cao tốc mang lại cho người sử dụng, trong khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành, phía Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh việc xây dựng cơ chế thu tiền sử dụng dịch vụ đường cao tốc trên các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư để trình Quốc hội xem xét thông qua là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ góp phần huy động kịp thời, hợp lý nguồn lực từ người sử dụng đường cao tốc nhằm thu hồi vốn Nhà nước đã đầu tư, tạo nguồn lực tài chính để đầu tư xây dựng mới các tuyến đường cao tốc, tạo nguồn kinh phí cho công tác bảo trì, duy tu tuyến đường thu phí.
Khẳng định sẽ xây dựng mức thu đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân, phù hợp với khả năng chi trả của người sử dụng, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cam kết quá trình thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí thu được, tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí./.
Việt Hùng (Vietnam+)
-
Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương laiBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gửi thư chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3Bắc Ninh: Hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệpCảng Chu Lai: Kết nối nông sản Việt ra thị trường thế giớiCơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?Học sinh Hà Nội trải nghiệm dịch vụ bưu chính, quy trình gửi thư dự thi UPULộc Trời hoàn tất thanh toán tiền lúa cho nông dân, tái cấu trúc tài chính để đi đường dàiĐịa ốc Đất Xanh dự kiến chào bán hơn 150 triệu cổ phiếuNga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở SyriaCon gái Mark Zuckerberg nghĩ bố làm nghề chăn bò
下一篇:Mùa giải Mai Vàng lần thứ 30 tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Việt
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Thoái vốn tại 6 doanh nghiệp thu về gần 330 tỷ đồng trong 5 tháng 2024
- ·Trẻ em nên hay không nên học code?
- ·CEO Intel nói gì khi lỗ 7 tỷ USD từ kinh doanh chip?
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·SpaceX xây dựng mạng lưới vệ tinh do thám quỹ đạo thấp cho Lầu Năm Góc
- ·Mã độc tống tiền nhằm vào tổ chức kinh tế, năng lượng Việt Nam
- ·Khát vọng xây dựng hạ tầng logistics quốc gia
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Khát vọng xây dựng hạ tầng logistics quốc gia
- ·Generali Việt Nam tiên phong ra mắt bộ hợp đồng bảo hiểm phiên bản thân thiện môi trường
- ·Website cơ quan nhà nước phải kết nối hệ thống giám sát, đo lường EMC
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·TKV: Nâng cao hiệu quả các lĩnh vực quản lý kinh tế tổng hợp
- ·Tấn công theo kiểu mã độc tống tiền sẽ là tâm điểm năm 2024
- ·Truyền thông ra nước ngoài khắc sâu vào đối tác “Việt Nam là người chơi mới”
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Gỡ thẻ vàng, doanh nghiệp thủy sản cam kết "nói không với IUU"
- ·Doanh nghiệp đã có nhận thức nhất định về việc sử dụng C/O ưu đãi
- ·Việt Nam xếp sau Singapore, Indonesia về thu hút đầu tư công nghệ y tế
- ·Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
- ·Vụ tấn công ransomware làm rung chuyển nước Mỹ
- ·Chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT: Tiếp tục đem lại nhiều lợi ích
- ·Phim Mai doanh thu hơn 400 tỉ, Box Office Vietnam nói gì?
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Tetra Pak tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bình Dương
- ·Linh hoạt các giải pháp cung ứng vốn, lợi nhuận của OCB tăng 23% trong quý 1/2024
- ·Thúc đẩy chuyển đổi số ở nông thôn: Truyền cảm hứng xây dựng nông thôn hiện đại
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Vì sao 30 doanh nghiệp bị Bộ TT&TT thu hồi giấy phép bưu chính?
- ·Cùng Sun Life Việt Nam tạo tương lai lạc quan qua hành trình tích lũy kiến thức tài chính
- ·Trăm nghìn vé máy bay 0 đồng đến Australia
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·MSB: Tăng vốn điều lệ lên 26.000 tỷ đồng, lãi 1.500 tỷ đồng trong quý 1