【damac vs】Quan tâm tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:53:11 评论数:

Thời gian qua,ếpdnxửlđơnthưkhiếunạitốdamac vs Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã thực hiện nghiêm công tác tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho người dân.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận ý kiến phản ánh của ngành điện lực tỉnh.

Sau khi nhận được đơn, thư tố cáo hay phản ánh của công dân, Đoàn ĐBQH và các ĐBQH sẽ nghiên cứu nội dung khiếu nại để chuyển đến cơ quan chức năng xem xét giải quyết; đồng thời theo dõi, giám sát, đôn đốc các cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời theo quy định.

Thông qua hoạt động tiếp công dân, các ĐBQH không chỉ lắng nghe công dân trình bày ý kiến, kiến nghị của mình mà còn dành thời gian để tuyên truyền, giải thích cho dân hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao hiểu biết, kiến thức pháp luật cho dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Từ năm 2013 đến nay, qua các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội, các ĐBQH tỉnh đã ghi nhận 549 lượt ý kiến, kiến nghị. Nội dung kiến nghị của cử tri đề cập đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó chủ yếu là đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành có giải pháp hiệu quả để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ vốn đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp; bảo đảm chế độ chính sách với người có công; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...

Trên cơ sở đó, Đoàn ĐBQH phân loại, tổng hợp đầy đủ, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định. Trong thời gian này, Đoàn cũng tiếp công dân thường xuyên 158 lượt, tiếp dân định kỳ 32 cuộc, tiếp nhận 386 đơn thư. Đơn thư khiếu nại, phản ánh, tố cáo chủ yếu về các lĩnh vực bồi thường, giải tỏa; đề nghị xem xét lại bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khiếu nại có liên quan đến chế độ chính sách đối với người có công…

Thông qua đó, tất cả những ý kiến phản ánh, kiến nghị, đơn thư yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân đều được Đoàn ĐBQH chỉ đạo bộ phận giúp việc xử lý. Đối với những đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng kéo dài chưa được cơ quan chức năng, cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm, công dân còn bức xúc gửi đơn thư nhiều nơi, Đoàn ĐBQH tỉnh ban hành văn bản kiến nghị hoặc có ý kiến đến cơ quan chức năng, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết từng trường hợp cụ thể để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho dân. Đồng thời giải thích, hướng dẫn công dân tự giác chấp hành các quyết định, bản án không có cơ sở xem xét; hướng dẫn công dân yêu cầu, khiếu nại đúng trình tự, thủ tục; cơ quan, người có thẩm quyền.

Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đoàn ĐBQH tỉnh nhận thấy rằng, pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa quy định cụ thể việc xử lý trách nhiệm của cơ quan, cá nhân do không tuân thủ các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại. Cụ thể như vi phạm về thời gian giải quyết khiếu nại, tố cáo; trách nhiệm của cán bộ trong việc thẩm tra, xác minh làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại nhưng không chính xác, đầy đủ và giải quyết tới lui nhiều lần. Trong công tác giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy, mặc dù vụ việc đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật nhưng vẫn còn tình trạng một số người do không hiểu hoặc cố tình hiểu sai các quy định của pháp luật, khiếu nại thiếu chứng cứ, vượt ra ngoài quy định của pháp luật…

Do đó, Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; nắm chắc và dự báo tình hình diễn biến trong nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc, phức tạp, nổi cộm để báo cáo với cấp ủy, trao đổi với chính quyền tổ chức tiếp xúc, đối thoại giải quyết từ cơ sở. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân. Đại biểu cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND) các cấp cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời đề xuất sửa đổi chính sách, pháp luật phù hợp và thường xuyên giám sát việc tổ chức thực hiện các kiến nghị, tố cáo của công dân theo quy định; công khai kết quả giải quyết, xử lý kiến nghị cử tri của các ngành chức năng để cử tri và nhân dân biết mà thực hiện.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

最近更新