当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bong da so 24】Dấu ấn ODA 正文

【bong da so 24】Dấu ấn ODA

2025-01-25 20:43:22 来源:Empire777 作者:World Cup 点击:245次

Báo Cà Mau(CMO) Sự trợ giúp về tài chính, kiến thức quản lý, hỗ trợ kỹ thuật, an sinh xã hội… của Chính phủ các nước, nhà tài trợ, tổ chức, đơn vị và các chuyên gia quốc tế thông qua các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã tạo chuyển biến tích cực từ kinh tế đến văn hoá - xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Không chỉ làm thay đổi hạ tầng ở các vùng nông thôn, nâng cao mọi mặt đời sống người dân, cây rừng không ngừng được tăng diện tích, chất lượng gỗ… mà thành quả của các dự án từ nguồn viện trợ này góp phần tăng cường năng lực cho tỉnh trong việc thích ứng với tác động tiêu cực của biến đối khí hậu toàn cầu.

Thay đổi diện mạo các vùng rừng

Cái tên JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) có lẽ đã quá quen thuộc với người dân trên địa bàn tỉnh. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 2004, sau 2 năm xảy ra thảm hoạ cháy rừng U Minh Hạ. JICA đã triển khai dự án phục hồi rừng tràm sau cháy từ năm 2004-2007. Tổng giá trị đầu tư cho dự án khoảng 1,913 triệu USD, trong đó, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,79 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng trong nước.

Trong thời gian triển khai dự án đã trồng được 230 ha rừng tràm, xây dựng khuôn hộ 40 hộ, xây dựng vườn ươm cây tràm 7,5 ha. Đồng thời, đầu tư máy móc hạng nặng như: xe ủi, máy cày, máy đào thuỷ lực và các trang thiết bị khác. Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các cuộc hội thảo và thảo luận về kỹ thuật trồng rừng tràm, phòng chống cháy rừng (PCCR) và mở rộng chế biến, sử dụng gỗ tràm...

Thay đổi về hình thức, kỹ thuật trồng đã đưa năng suất và chất lượng cây rừng tăng lên gấp 2 lần so với trước.

Đây là dự án hợp tác kỹ thuật nên các hoạt động của dự án chủ yếu nhằm mục đích cải thiện và nâng cao kỹ thuật canh tác nông - lâm - ngư, PCCR và chế biến sử dụng gỗ tràm trong vùng dự án. Là đơn vị đang kế thừa và tiếp tục phát triển kết quả mà dự án để lại, ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết, từ khi chuyển sang mô hình trồng rừng thâm canh kê liếp, trong 5 năm trở lại đây, rừng của công ty hoàn toàn không xảy ra cháy. Ông Hiếu lý giải thêm, do khi kê liếp phần thực bì được xử lý tốt nên hạn chế tối đa nguy cơ cháy. Đồng thời, hiệu quả kinh tế tăng lên gấp nhiều lần so với trồng theo kiểu truyền thống.

Tiến độ và kết quả thực hiện dự án này được đánh giá khá tốt, tạo nền tảng cho JICA tiếp tục viện trợ cho Dự án phát triển cộng đồng vùng U Minh Hạ từ năm 2008-2011. Từ nguồn kinh phí 8,61 triệu USD viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, dự án đã xây dựng 31 km đường nông thôn, 7 cây cầu bê-tông; 12 tháp canh lửa rừng; lên liếp trồng rừng hơn 500 ha; xây dựng, mở rộng 3 trường tiểu học; mua sắm thiết bị cho 8 trạm y tế xã và 2 bệnh viện huyện; hỗ trợ cung cấp thiết bị chế biến gỗ, thiết bị trồng rừng… Phó giám đốc Sở NN&PTNT Châu Công Bằng đánh giá: “Dự án bước đầu làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng U Minh Hạ”.

Để góp phần cải thiện việc kiểm soát PCCR cho Sở NN&PTNT, cũng như giúp tỉnh trong việc thực hiện công tác quản lý toàn diện, hiệu quả, bền vững các thông tin lâm nghiệp thu được để đưa ra các quyết định, chính sách về rừng, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại số tiền trên 5,1 triệu USD trong chương trình bảo tồn rừng giai đoạn 2012-2014. Từ nguồn viện trợ này góp phần giúp tỉnh tăng cường công tác bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học cũng như nâng cao năng lực kiểm soát và PCCR.

Không chỉ có khu vực rừng tràm mà hàng loạt các dự án từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ nước ngoài đã được triển khai trên khu vực rừng ngập mặn của tỉnh. Tiêu biểu như Dự án khôi phục rừng ngập mặn phía Nam ĐBSCL do Vương quốc Hà Lan viện trợ không hoàn lại 1,58 triệu USD. Từ nguồn kinh phí này đã có 3.642 ha được trồng mới; xây dựng 4 vườn ươm cây giống (năng lực 200.000 cây/năm). Xây dựng 182 bảng hiệu bảo vệ rừng; xây dựng 1.107 cột mốc ranh giới giữa rừng phòng hộ xung yếu và vùng đệm; xây dựng 16 nhà tiểu khu quản lý bảo vệ rừng; khoan 36 giếng nước bơm tay dùng cho sinh hoạt; xây dựng 3 điểm trường có 6 phòng học.

Nhờ thay đổi kỹ thuật, hình thức canh tác, đời sống người dân dưới tán rừng U Minh Hạ được nâng lên đáng kể.

Ngoài ra, dự án còn mua sắm 2 tàu và trang thiết bị tuần tra bảo vệ trên biển. Đặc biệt, dự án còn hỗ trợ Hội LHPN tỉnh nguồn vốn tín dụng quay vòng với số vốn ban đầu là 150 triệu đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo trong vùng dự án phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống; hỗ trợ xây dựng quy trình kỹ thuật khôi phục rừng ngập mặn… “Đây là dự án đạt kết quả cao trong các dự án đã thực hiện trên lâm phần của tỉnh. Dự án này đã đầu tư khá đồng bộ từ khôi phục - quản lý, bảo vệ rừng cho đến phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Đây được xem là dự án mẫu cho các chương trình, dự án lớn sau này tiếp tục nhân rộng”, ông Bằng đánh giá.

Hay như Dự án bảo vệ và phát triển những vùng đất ngập nước ven biển Nam Việt Nam (Dự án CWPD) từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB). Tổng vốn đầu tư cho tỉnh lên đến 19,35 triệu USD. Đã triển khai trồng được 1.871 ha rừng; xây dựng 776 cột mốc; 6 trạm quản lý bảo vệ rừng; 14 trạm trình diễn xã. Ngoài ra, tiến hành nạo vét 27 km kinh thuỷ lợi; 13 quy hoạch sử dụng đất cấp xã; chi trả đền bù cho 760 hộ tái định cư, xây dựng hoàn thành, bàn giao 647 căn nhà tái định cư…

Vì sự phát triển bền vững

Không chỉ tập trung cho khôi phục, phát triển rừng, thời gian qua, nhiều dự án từ nguồn vốn ODA, nguồn viện trợ của chính phủ và các tổ chức quốc tế đã và đang mang lại hiệu quả tích cực cho đời sống của người dân trong vùng dự án. Dự án xây dựng cống Hương Mai là một trong số đó. Dự án đầu tư xây dựng cống Hương Mai được triển khai thực hiện vào khoảng năm 2009 và hoàn thành vào cuối năm 2016. Tổng vốn đầu tư khoảng 3,24 triệu USD, trong đó Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 1,2 triệu USD.

Từ khi hoàn thành dự án đã phát huy hiệu quả trong ngăn mặn và tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiêp cho hàng ngàn héc-ta bên trong. Từ đó, góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và kết hợp giao thông thuỷ, bộ; cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng dự án.

Nằm trong hệ thống thuỷ lợi tổng hợp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất được viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Nhật Bản còn có dự án xây dựng cống Lung Ranh, huyện U Minh.

Một trong những dự án lớn và vô cùng quan trọng đang triển khai từ năm 2012 đến nay là Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Cà Mau”. Tổng nguồn vốn thực hiện dự án lên đến 117,89 triệu USD, trong đó 100 triệu USD nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới.

Một trong những công việc rất quan trọng mà thời gian qua dự án đã thực hiện hoàn thành là quy hoạch không gian ven bờ (ISP) ở tất cả các huyện ven biển của tỉnh. Từ đó, góp phần hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

“Nguồn lợi ven biển cho phát triển bền vững” là mục tiêu chính của dự án, tức vừa đạt mục tiêu khai thác nguồn lợi biển và ven biển vì sự phát triển bền vững, vừa thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới còn ưu tiên cho những dự án hướng tới mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, trong đó có vấn đề cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người dân, tiến tới giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên.

“Sau khi dự án hoàn thành đưa vào quản lý, sử dụng và vận hành năm 2017, hệ thống công trình dự án trước mắt cơ bản đáp các mục tiêu đề ra, đời sống người dân vùng dự án và vùng lân cận được nâng lên rõ rệt, tình hình sản xuất, năng suất nuôi trồng được ổn định, kiểm soát tốt chất lượng nước, triều cường gây tràn, ngập các khu dân cư, đất sản xuất, trật tự an ninh trong vùng đảm bảo, văn hoá - xã hội vùng dự án được nâng lên”, ông Bằng nhận định.

Chính nhờ những tác động tích cực từ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, những năm qua, ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung có bước tăng trưởng đáng kể./.

Kể từ năm 1993 đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh có trên 15 dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Trong đó, đã kết thúc 11 dự án, đang triển khai thực hiện 4 dự án. Tổng vốn đầu tư cho các dự án khoảng 217,822 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn tài trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi là 188,4 triệu USD, vốn đối ứng trong nước 29,422 triệu USD.

 

Nguyễn Phú

作者:Ngoại Hạng Anh
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜