当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【đội hình villarreal gặp real sociedad】Giảm chi phí cho doanh nghiệp: Cần sự giám sát độc lập, khách quan

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện cắt giảm chi phí,ảmchiphíchodoanhnghiệpCầnsựgiámsátđộclậpkhá<strong>đội hình villarreal gặp real sociedad</strong> cải cách thủ tục hành chính

Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện cắt giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho DN.

Để giải quyết vấn đề bức xúc đã tồn tại rất lâu này, cần sự thay đổi mạnh mẽ hơn nữa từ phía cơ quan quản lý, đồng thời không thể thiếu sự chung tay từ phía DN.

“Tham nhũng vặt”, hậu quả không hề “vặt”

Theo nghiên cứu “Khảo sát về môi trường kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2017, chi phí kinh doanh ở Việt Nam về cơ bản vẫn cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Trong đó, có những khoản như chi phí tiếp cận điện năng cao gấp gần 49 lần so với Philippines. Không chỉ chi phí chính thức có thể lượng hóa được mà cả các chi phí không chính thức, không tính toán hết được đang đè nặng vai DN, cản trở sự phát triển của cả nền kinh tế, dù đã có những nỗ lực lớn từ Chính phủ với thông điệp Chính phủ kiến tạo.

Thông thường, chi phí của DN thường được nhìn ở con số trực quan, dễ ước tính như thuế, phí… Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), hai chi phí này chỉ là một phần của chi phí chính thức, nằm trong tổng thể chi phí lớn hơn rất nhiều bao gồm cả chính thức và phi chính thức. Chi phí phi chính thức khó hình dung nhất là chi phí về thời gian và chi phí về cơ hội. Chẳng hạn, nếu thực hiện thủ tục hành chính mất 10 ngày và mỗi DN mất 1 người đi thực hiện ước tính chi phí khoảng 200.000/người/ngày, vậy chi phí cho khoảng 500.000 DN cho 1 thủ tục hành chính lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Bên cạnh loại chi phí không chính thức về thời gian, cơ hội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng nêu ra chi phí không chính thức nữa là loại chi phí do “tham nhũng vặt”, xuất phát từ sự nhũng nhiễu, quan liêu của nhân viên, cán bộ thực thi chức năng quản lý. Loại chi phí này dù là “vặt” nhưng hậu quả không hề “vặt”, mà ngược lại, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của DN, của nền kinh tế.

Trong khi có thể đặt ra mục tiêu, đo đếm được về cắt giảm chi phí chính thức, thì với chi phí không chính thức, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho rằng, để giải quyết cần giảm thiểu các giao tiếp trực tiếp giữa con người với con người trong các hoạt động hành chính thực hiện tuân thủ pháp luật của DN. Mặc dù Chính phủ đã có những chính sách rất mạnh mẽ về xây dựng Chính phủ điện tử nhưng thời gian tới, nhiều giải pháp cần được đẩy mạnh hơn nữa là cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xử lý thủ tục, hồ sơ qua mạng để giảm thiểu tham nhũng và chi phí phi chính thức. “Đối với chi phí này, có rất nhiều dư địa mà các cơ quan quản lý nhà nước có thể làm được”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Trên thực tế, những năm gần đây, với việc ban hành và triển khai các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện cắt giảm chi phí, cải cách thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho DN, điển hình như việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan đã đạt những kết quả ấn tượng, được các tổ chức đánh giá nước ngoài ghi nhận thông qua việc chỉ số môi trường kinh doanh được cải thiện. Tuy nhiên, một số kết quả vẫn chưa đạt so với kỳ vọng và so với tương quan kinh tế luôn biến động phát triển không ngừng, không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước xung quanh.

Khó hiệu quả khi các bộ “lấy đá ghè chân mình”

Một trong những hạn chế được ông Phan Đức Hiếu nêu ra là hiện nay, chúng ta đang giao cho các bộ, ngành tự rà soát toàn bộ lĩnh vực và tự rà soát từng thủ tục. Theo ông Hiếu, cách làm này là không hiệu quả vì chính các bộ, ngành là nơi xây dựng chính sách, thực thi chính sách, sau đó lại tự rà soát và cắt bỏ đi chính sách mình ban hành thì khó đạt kết quả như mong muốn. Do đó, cần có một cơ quan độc lập chịu trách nhiệm giám sát, quyết định với kết quả rà soát để trình lên Chính phủ hoặc Quốc hội, ông Phan Đức Hiếu đề xuất.

Bên cạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, ông Ngô Văn Điểm, Phó Chủ tịch Hội DN tư nhân Việt Nam cũng cho rằng, cần đề cập sâu hơn tới trách nhiệm xã hội của DN. Trước hết, cộng đồng DN phải tự nâng cao năng lực sản xuất, trụ vững trên đôi chân của mình. Quyền kinh doanh là của tất cả DN và được nhà nước bảo hộ “nhưng cơ hội chỉ dành cho ai có năng lực và do thị trường quyết định”.

“Tôi nghĩ yếu tố thị trường chưa đầy đủ và sự buông lỏng quản lý nhà nước dẫn đến những tiêu cực và ảnh hưởng tới chất lượng sản xuất kinh doanh. Chúng ta làm chặt tiền kiểm nhưng hậu kiểm dường như chưa được sát sao và gây ra mối băn khoăn về “thỏa thuận ngầm”. Văn hóa kinh doanh phải được đề cao thì mới tránh được phần nào sự phức tạp mà cơ chế thị trường mang lại. Cộng đồng DN cần liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh của cộng đồng DN quốc gia”, ông Ngô Văn Điểm bình luận.

Dù vậy, ông Phan Đức Hiếu cho rằng yếu tố môi trường có thể quyết định thay đổi hành vi. “Nếu như chúng ta có một môi trường tốt, cải cách thể chế, giảm tối đa sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh, để cho người tiêu dùng và thị trường là người phán xử thì sẽ tạo nên sức ép cho DN để điều chỉnh hành vi. Nhưng Nhà nước phải thay đổi trước”, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

D.A

分享到: