VHO - Là một huyện miền núi,ệnTrấnYênquantâmbảotồnvănhóapháttriểndulịty so barca nằm ở vùng thấp của tỉnh Yên Bái, Trấn Yên quy tụ 16 dân tộc cùng sinh sống; trong đó đồng bào dân tộc Dao, Cao Lan, Mông, Tày, Mường… chiếm trên 38% dân số toàn huyện. Trong nhiều năm qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc, phát triển du lịch địa phương.
Trong thời gian vừa qua, huyện Trấn Yên đã tổ chức được nhiều lớp truyền dạy lĩnh vực văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, trong đó có các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày và lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc Dao. Tham gia các lớp học là các học viênngười dân tộc thiểu số, có đam mê về sưu tầm, gìn giữ và phát huy, lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số.
Người được lựa chọn giảng dạy là các nghệ nhân ưu tú đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, loại hình tiếng nói, chữ viết. Mỗi lớp học có thời gian 3 tháng, và các học viên sau khi hoàn thành được nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận.
Năm 2024, huyện Trấn Yên được bố trí 665 triệu đồng để thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.
Nội dung được huyện Trấn Yên tập trung thực hiện gồm: xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận; tổ chức tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể; hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một; xây dựng mô hình văn hóa các dân tộc thiểu số ; xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số cấp phát cho cộng đồng các dân tộc thiểu số …
Cùng với đó là bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương nhằm khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch; hỗ trợ đầu tư xây dựng các điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các xã; xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn (bản) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi; hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa; khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ; hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho mỗi xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…
Đặc biệt, huyện Trấn Yên đã khôi phục được một số làn điệu dân ca, dân vũ cùng các làng nghề thủ công truyền thống của các dân tộc như: hát Sình ca của dân tộc Cao Lan (Hòa Cuông), Tết nhảy dân tộc Dao đỏ (Kiên Thành), múa Mỡi dân tộc Mường (Quy Mông), Lễ Cấp sắc dân tộc Dao (Y Can), Lễ hội Lồng Tồng dân tộc Tày (Kiên Thành)… Đồng thời, tiến hành khôi phục lại các làng nghề truyền thống như nghề rèn, dệt vải của người Mông xã Hồng Ca, xã Kiên Thành…
Huyện Trấn Yên cũng đã triển khai tốt các đề án: "Tổng điều tra về kiểm kê di sản văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”, "Bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”…
Bên cạnh đó, ngành Văn hóa huyện còn phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát các lễ hội, làn điệu dân ca và dân vũ, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc để có phương án khôi phục, bảo tồn. Các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc từ trang phục, kiến trúc, nhạc cụ, dân ca, dân vũ, lễ hội, nghề truyền thống được chú trọng phát huy.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Trấn Yên có 24 di sản văn hóa vật thể là các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia, 23 di tích cấp tỉnh và nhiều di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê và sẽ kiểm kê trong thời gian tới.
Có di sản văn hóa giá trị lớn như thạp đồng Đào Thịnh và nhiều lễ hội được biết đến như: lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, xã Kiên Thành; lễ hội Đình làng Dọc, xã Việt Hồng; lễ hội Đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông… cùng những di tích lịch sử được xếp hạng như: Di tích lịch sử Chiến Khu Vần, Đồn Ca Vịnh…
Hàng năm trên địa bàn huyện còn diễn ra nhiều lễ hội tín ngưỡng dân gian và lễ hội tại các di tích lịch sử, văn hóa. Các lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động đa dạng, hấp dẫn trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người dân; tiêu biểu như: Lễ hội Lồng Tồng (xã Kiên Thành), Lễ hội Đền Hóa Cuông (xã Hòa Cuông), Lễ hội đình, đền (xã Quy Mông)… góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh đẹp, nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng các dân tộc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tới địa phương.