TheĐổimớitrangphụccủaThẩmphaacutenĐảmbảotiacutenhtrangnghiecircmđặkq bd vno Tòa án Nhân dân Tối cao, cần có trang phục riêng cho thẩm phán khi xét xử để vừa đảm bảo được tính trang nghiêm, vừa thể hiện tính đặc thù của người bảo vệ công lý.
Theo đề án, khi xét xử, các thẩm phán sẽ sử dụng trang phục làm việc thông thường nhưng có thêm áo thụng dài tay màu đen khoác bên ngoài. Đối với thẩm phán Tòa gia đình và người chưa thành niên có hai đề xuất: hoặc là sử dụng trang phục thông thường để thể hiện sự thân thiện hoặc là sử dụng áo thụng dài tay màu cam khoác bên ngoài. Riêng đối với thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao cần có thiết kế riêng. Trước đó, đã từng có giai đoạn (năm 1946-1950), thẩm phán mặc áo thụng đen khi xét xử.
Về trang phục xét xử của hội thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng hội thẩm là người đại diện cho nhân dân tham gia vào việc xét xử của tòa, do vậy khi xét xử, trang phục của hội thẩm không cần phải giống với trang phục của thẩm phán. Tòa án Nhân dân Tối cao đề xuất không phân biệt trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân với trang phục làm việc hàng ngày.
Theo ông Phạm Quốc Hưng, Chánh Văn phòng Tòa án Nhân dân Tối cao, việc cần có trang phục xét xử riêng cho thẩm phán là cần thiết bởi trang phục xét xử hiện nay (veston tối màu hoặc quần âu tối màu, sơmi trắng, cà vạt) cũng là màu sắc thông dụng của trang phục công sở, trường học...
Bộ trang phục này chưa giúp phân biệt được thẩm phán với số đông những người khác, thậm chí so với chính bị cáo hay đương sự, người tham gia, theo dõi phiên tòa nên chưa thể hiện được tính trang nghiêm, đặc thù trong công tác xét xử.
Ông Hưng cũng cho rằng việc đổi mới trang phục của thẩm phán đảm bảo sự hội nhập quốc tế, bởi lẽ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có trang phục riêng đặc thù cho đội ngũ thẩm phán khi xét xử.
Một vấn đề cũng được quan tâm tại hội thảo đó là dự thảo mô hình phòng xét xử. Theo ông Ngô Cường - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tòa án Nhân dân Tối cao), cách thức bố trí phòng xét xử chỉ là hình thức, là cái bên ngoài của việc tổ chức phiên tòa. Tuy nhiên, việc này lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thể hiện tính dân chủ, sự bình đẳng giữa các bên, góp phần nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa.
Theo mô hình phòng xét xử giới thiệu tại hội thảo, điểm đáng chú ý là luật sư bào chữa và kiểm sát viên ngồi ngang hàng, bình đẳng với nhau; bàn (bục) của Hội đồng xét xử luôn cao hơn bàn (bục) của các thành phần khác. Đối với các mô hình phòng xét xử của một số quốc gia khác, đây cũng là điểm chung lớn nhất. Đa số các đại biểu tại hội thảo đồng tình với mô hình phòng xét xử được Tòa án Nhân dân Tối cao đưa ra.
Ông Bùi Ngọc Hòa - Phó Chánh án thường trực Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp, Tòa án Nhân dân Tối cao sẽ hoàn thiện các mẫu trang phục, xây dựng Tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục thẩm phán và Hội thẩm để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
Nguồn TTXVN