【kết quả u19 nữ châu âu】Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Trịnh Công Sơn trong một lần về Huế
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Một điều hết sức lý thú,ầngũinhauthêmmạnhkhốiđờkết quả u19 nữ châu âu nhiều người, dù yêu, dù ghét Trịnh Công Sơn nhưng vẫn thích nghe, vẫn thích hát Trịnh Công Sơn. Nhạc Trịnh Công Sơn có mặt “trên từng cây số”. Hơn 600 ca khúc của Trịnh Công Sơn dường như đã có đủ tâm trạng, nỗi niềm của người đời. Mỗi ca khúc của nhạc sĩ họ Trịnh là một kỷ niệm đẹp, một vết thương lòng, một mảnh đời trong vũ trụ, một thiên tình sử. Chẳng hạn như: Em còn nhớ hay em đã quên, Diễm xưa, Biển nhớ, Tình sầu, Tình xa, Như cánh vạc bay, Quỳnh hương. v.v...
Bởi vậy, ngoài kẻ du ca về tình yêu Trịnh Công Sơn còn được mệnh danh là nhạc sĩ của quê hương và thân phận con người. Mỗi người, lúc yêu, lúc buồn, lúc nhớ quê hương, lúc tuyệt vọng, lúc chiêm nghiệm về phận đời đều có thể tìm thấy tâm trạng ấy của mình trong một ca khúc nào đó của Trịnh Công Sơn. Vì vậy đi đến đâu, ở đâu, hễ nơi đó có người Việt Nam là có nhạc Trịnh Công Sơn.
Ngoại lệ còn có Michicô, cô gái Nhật Bản rất đặc biệt này có đủ tất cả băng, dĩa nhạc và các ấn phẩm của Trịnh Công Sơn. Bởi vì cô nghiên cứu về Ngôn ngữ Việt Nam qua lời trong ca khúc Trịnh Công Sơn. Năm 1989, Michicô đã bay từ Nhật qua Paris hát trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại nhà Việt Nam - đêm 27/5/1989.
Rồi đâu chỉ có Michicô, mười năm sau, trong một đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Đà Nẵng, do Hội LHTN thành phố này tổ chức nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng do lũ lớn vừa xảy ra, lại một ca sĩ người Nhật khác là Katô Tôkitô đã bay qua tham gia chương trình. Hai cô gái Nhật này nói tiếng Việt chưa sành sõi lắm nhưng khi hát thì không thể sai chất giọng và giai điệu quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn. Tại nhà hát TP. HCM, Katô Tôkitô lại hát trong chương trình 18 năm nhớ Trịnh.
Cùng hát ở Paris năm đó có Thanh Hải đến từ CHLB Đức, Trịnh Vĩnh Trinh từ Canada, và cả chính tác giả - Trịnh Công Sơn. Chương trình kết thúc, bạn bè ai cũng muốn gặp Trịnh Công Sơn, không kịp chuyện trò thì cũng một cái bắt tay thân thiết, chúc mừng. Không ngờ Trịnh Công Sơn liền biến mất, không một ai biết. Thì ra xe cảnh sát đã đưa anh đi rồi, đưa anh đến một nơi an toàn. Đó là nhiệm vụ bảo vệ của họ trong bối cảnh chính trị xã hội thời điểm đó .
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cùng chuyến đi với Trịnh Công Sơn lần ấy, kể lại: ở quận 13 Paris có nhiều người Việt cực đoan chống Trịnh Công Sơn. Trước đó họ đã làm náo loạn khi đoàn cải lương TP.HCM qua biểu diễn. Trịnh Công Sơn không thể đến đó. Khi Nguyễn Quang Sáng “vi hành”, vào một quán phở, một quán có nhiều khách chống Trịnh Công Sơn tụ tập, nhưng ở đó họ vẫn mở nhạc Trịnh Công Sơn. Cũng năm 1989, trong chuyến đi Mỹ, một hôm ngồi trong một quán ăn Việt Nam ở New York, Nguyễn Quang Sáng lại nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Ông nhận xét: “Sơn! Qua tới Mỹ rồi tao vẫn "nghe" mày! Hoá ra, người ta ghét Sơn, chống Sơn vẫn không thể không nghe nhạc của Sơn. Từ đó có thể nói, nghệ thuật của Trịnh Công Sơn đã vượt qua khỏi sự hận thù được không?”.
Năm 1987 khi sang CHDC Đức, một lần vừa mới lên xe thì anh tài xế đã bảo: “Nghe nhạc Trịnh Công Sơn nhé ?”. Nguyễn Quang Sáng ngạc nhiên: “Có à”. Anh tài vui vẻ, khoái chí: Sao lại không! Thế là "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ"... qua chất giọng của Khánh Ly lại vang lên trên các nẻo đường Đông Berlin cùng một nhà văn Việt Nam và một lái xe Việt kiều.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát hiện ra lắm chuyện lý thú khác. Thuở Bạch Mã còn hoang vu, một lần theo đoàn võ sinh Nghĩa Dũng Đường lên cắm trại bên thác Đỗ Quyên. Thuở đó, đây là chốn sơn cùng thuỷ tận, giữa bạt ngàn lau lách không một dấu chân người bỗng anh phát hiện ra nắm chân nhang (hương) đã bạc màu cắm trên kẽ đá. Gần đó, trên một phiến đá có bốn chữ NỐI VÒNG TAY LỚN kèm với mấy chữ số 198..., viết bằng hắc ín. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì những năm đói kém ấy, chỉ có những người thợ rừng lam lũ, những người ngậm ngải tìm trầm đã đốt lửa nghỉ đêm ở đây. Và, tất nhiên, họ đã “hát Trịnh Công Sơn trong nỗi cô đơn, trong nỗi chết đang rình rập, cả trong niềm thôi thúc để đứng dậy mà đi”. Không ngờ nhạc Trịnh Công Sơn buổi ấy vẫn len lỏi vào tận chốn rừng già đại ngàn này.
Lần khác, một đêm về khuya, sau cuộc rượu ở nhà Trịnh Công Sơn trở về khách sạn ở đường Nguyễn Du, đi qua công viên nhà thờ Đức Bà, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị các cô gái bán hoa trên hè phố Sài Gòn bủa vây. Sau khi tìm đủ mọi cách để thoát thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường mới phát hiện ra một giọng hát khe khẽ từ bóng tối bên vệ đường. Một cô gái bán hoa ngồi dưới gốc cây cạnh đó. Cô không bận tâm chào mời ríu rít như các bạn “đồng nghiệp” mà chìm đắm trong trong một giai điệu buồn: “Đi về đâu hỡi em. Hãy lau khô dòng nước mắt. Đời gọi em biết bao lần”. Có lẽ đó là tâm trạng, là nỗi khát khao của cô gái. Hoàng Phủ Ngọc Tường bình luận rằng: “Đến với cô gái bất hạnh trong phận người vào lúc này, quả không thể là bất cứ nhạc sĩ nào khác, mà chính là Trịnh Công Sơn”.
Nghĩ về cô gái bán hoa hát Trịnh Công Sơn trong công viên, người thợ rừng hát Trịnh Công Sơn giữa rừng già Bạch Mã, Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng: Không có gì đáng phàn nàn về những hoa hồng đã từng chói lọi trên tên tuổi của những người nghệ sĩ. Nhưng còn quý hơn nhiều, một Trịnh Công Sơn ở nơi không có hoa hồng.
Trịnh Công Sơn là người có “dòng máu nối con tim đồng loại”. Nhạc Trịnh Công Sơn có khả năng giúp chúng ta “gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
Thanh Tùng
相关推荐
- Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- PM visits Australian National University
- PM Phúc meets mayor of NZ’s Auckland
- PM Nguyễn Xuân Phúc leaves for visits to New Zealand, Australia
- Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- BOT National Road 6 case: Warning over contractors’ weak capacity
- National Assembly Standing Committee opens 21st session
- PM attends VN