【bóng đá số】97 người ngoài Đảng ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV

[World Cup] 时间:2025-01-12 06:09:04 来源:Empire777 作者:Cúp C1 点击:56次

nguyễn hạnh phúc

Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc phát biểu tại buổi họp báo.

870 người chính thức ứng cử Đại biểu Quốc hội

Tại buổi họp báo,ườingoàiĐảngứngcửđạibiểuQuốchộikhoábóng đá số Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tổng số đại biểu chính thức ứng cử Quốc hội khóa XIV là 870 người ở 184 đơn vị bầu cử trong cả nước.

Trong đó, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 thành phố có số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội nhiều nhất. Cụ thể, tại Hà Nội, trong số 50 đại biểu ứng cử bầu lấy 30 đại biểu, trong đó trung ương 13 người, địa phương là 17 người; có 10 đơn vị bầu cử mỗi đơn vị có 5 ứng cử viên bầu lấy 3 người. Tại TP. Hồ Chí Minh, trong số 50 ứng cử viên sẽ bầu 30 người, trong đó trung ương là 14, địa phương là 16 người…

Một số địa phương khác như Hải phòng được bầu 9 đại biểu, Đà Nẵng 6 đại biểu, Cần Thơ 6 đại biểu, Bà Rịa - Vũng Tàu 6 đại biểu, Bắc Giang 8 đại biểu, Bắc Ninh 7 đại biểu…

Ông Phúc cũng cho biết, trong tổng số 870 đại biểu chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, số người ứng cử do Trung ương giới thiệu là 197 người, địa phương giới thiệu là 673 người - đạt tỷ lệ 1,74 người ứng cử/1 đại biểu được bầu, trong đó có 11 người tự ứng cử.

Về cơ cấu ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Phúc cho biết, người ứng cử là phụ nữ là 339 người, chiếm tỷ lệ 38,97%; người ứng cử là người dân tộc thiểu số là 204 người, chiếm tỷ lệ 23,45%; người ứng cử ngoài Đảng là 97 người, tỷ lệ 11,15%; người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIII tái cử là 168 người, tỷ lệ 19,31%; người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) là 268 người, chiếm tỷ lệ 30,80%.

Trong cơ cấu 197 người ứng cử do Trung ương giới thiệu có 29 người là phụ nữ (chiếm 14,72%), dân tộc thiểu số 17 người (tỷ lệ 8,63%), tôn giáo 02 người (1,02%), người ngoài Đảng 7 người (3,55%), tái cử 101 người (51, 27%), trẻ tuổi 6 người (3,05%)

Trong số 673 người ứng cử đại biểu ở địa phương có 310 người là nữ (46,6%); dân tộc thiểu số 187 người (27,79%); người ứng cử ngoài Đảng 90 người (tỷ lệ 13,37%), người ứng cử trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) là 262 người (tỷ lệ 38,93%), người ứng cử là đại biểu khóa XIII tái cử là 67 người (tỷ lệ 9,96%).

Chưa có luật quy định việt kiều ứng cử đại biểu Quốc hội

Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin có nhiều đại biểu tự ứng cử ở nơi cư trú nhận được tỷ lệ tán thành cao, có người tới 100% nhưng qua vòng hiệp thương lần 3 lại bị trượt, như vậy các vòng lấy tín nhiệm ở địa phương không có nhiều ý nghĩa, vậy có cần thiết bỏ đi vòng này không?

Ông Phúc cho rằng, người tự ứng cử hay được giới thiệu đều phải qua các vòng lấy tín nhiệm theo quy định thì mới được vào đến vòng hiệp thương thứ ba (vòng cuối cùng). Hiệp thương vòng 3 quy định cụ thể là bỏ phiếu kín hoặc giơ tay, do hội nghị quyết định và người kiểm phiếu là cử tri không phải người bên ngoài, vì thế kết quả rất xác đáng.

Xung quanh ý kiến cho rằng, số lượng nữ ứng cử đại biểu Quốc hội là 339 người và người dân tộc thiểu số là 204 người, số lượng đông có đảm bảo tỷ lệ trúng cử cao? Ông Trần Văn Túy, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia cho biết Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số. Theo đó, để đảm bảo tỷ lệ trúng cử cao, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng đã có những buổi tập huấn riêng cho các nữ ứng cử viên, Hội đồng dân tộc cũng tổ chức các lớp tập tuấn kỹ năng cho ứng cử viên là người dân tộc thiểu số.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỷ lệ ứng viên là doanh nhân giảm có ảnh hưởng đến sự phát triển của khối doanh nghiệp, doanh nhân? Ông Phúc cho biết, tỷ lệ ứng viên là đại diện doanh nghiệp, doanh nhân không giảm. Cụ thể, tại Quốc hội khóa XIII, cơ cấu là 6 người nhưng có hơn 30 người đại diện cho khối doanh nghiệp, doanh nhân trúng cử, còn tại Quốc hội khóa XIV cơ cấu là 7 người. Như vậy tỷ lệ không giảm.

“Còn ý kiến cho rằng tỷ lệ ứng viên thuộc khối doanh nghiệp, doanh nhân ít ảnh hưởng đến sự phát triển của khối này là không đúng, các Luật liên quan đến khối này không chỉ lấy ý kiến của đại biểu Quốc hội mà còn lấy ý kiến của các ngành, hiệp hội…", ông Phúc nói.

Xung quanh thông tin có đại biểu nào là việt kiều ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Phúc cho biết hiện không có và luật chưa quy định về ứng cử viên là việt kiều.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ứng cử tại Hà Nội

Chia sẻ với báo chí, ông Phúc cho biết, trong 4 vị “tứ trụ”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ứng cử tại Hà Nội; Chủ tịch nước Trần Đại Quang ứng cử đại biểu Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu ứng cử tại Hải Phòng (tương ứng với đơn vị ứng cử của người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu ứng cử tại thành phố Cần Thơ.

Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh được giới thiệu ứng cử tại thành phố Đà Nẵng. Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng được giới thiệu ứng cử tại tỉnh Đồng Nai. Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai ứng cử tại tỉnh Lâm Đồng.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính ứng cử tại tỉnh Quảng Ninh. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ứng cử tại tỉnh Quảng Bình. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng ứng cử tại Sơn La. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng ứng cử tại tỉnh Yên Bái.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ứng cử tại tỉnh Hà Tĩnh. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình ứng cử tại tỉnh Long An. Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ứng cử tại tỉnh Thái Nguyên...

Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch ứng cử tại tỉnh Hà Nam. Bộ trưởng Công an Tô Lâm ứng cử tại tỉnh Bắc Ninh.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân ứng cử tại tỉnh Trà Vinh.

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải ứng cử tại đơn vị bầu cử số 8, huyện Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây. Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng ứng cử tại huyện Hóc Môn, Củ Chi…/.

Hồng Chi

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接