【bd tl keo】Hiện tượng cực hiếm: Chiều tối nay sẽ xuất hiện ‘Mặt trăng máu’

mat trang mau

Hiện tượng này đạt cực đại lúc 17 giờ 54 phút cũng là lúc Mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ,ệntượngcựchiếmChiềutốinaysẽxuấthiệnMặttrăngmábd tl keo đẹp nhất, vì vậy hiện tượng này còn gọi là "Mặt trăng máu". Ảnh nguồn eclipse.com

Anh Trần Văn Long, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết: Vào chiều tối nay (8/10), những người yêu thích thiên văn tại Việt Nam sẽ có cơ hội quan sát nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm 2014. Hiện tượng này xảy ra cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất.

Nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 17 giờ 45 phút và toàn bộ Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Hiện tượng này đạt cực đại lúc 17 giờ 54 phút cũng là lúc Mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ, đẹp nhất, vì vậy hiện tượng này còn gọi là "Mặt trăng máu". Sau đó Mặt trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 20 giờ 30 phút.

Hiện nay, khá nhiều bạn trẻ ở Hà Nội háo hức chờ đón tới thời điểm này do thời điểm diễn ra sự kiện nguyệt thực nói trên không quá muộn và người xem có thể hoàn toàn chủ động về mặt thời gian. Trên mạng điện tử, nhiều diễn đàn về thiên văn học và các trang web dành cho giới trẻ đã lên kế hoạch tổ chức cho các thành viên quan sát hiện tượng thiên nhiên đáng chú ý nhất trong năm 2014 này.

Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết sẽ đem 5 kính thiên văn phục vụ việc quan sát “Mặt Trăng máu.” Dự kiến sẽ có khoảng 15 thành viên và hơn 30 người yêu thiên văn tham gia sự kiện này cùng Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội. Địa điểm quan sát là tầng thượng của Big C Long Biên hoặc đường ven Hồ Tây. Từ 17 giờ 45 phút tới 20 giờ 30 phút là thời gian quan sát “Mặt Trăng máu”, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội sẽ cử người trực kính để hướng dẫn người yêu thiên văn quan sát rõ hơn.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, anh Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư thành phố cho biết, địa điểm quan sát sự kiện nguyệt thực toàn phần được Câu lạc bộ này tổ chức ở chân cầu Khánh Hội. Câu lạc bộ sẽ mang 4 kính thiên văn, ống nhòm, máy ảnh để phục vụ người quan sát. Thời điểm tập trung vào khoảng hơn 16 giờ. Tuy vậy, việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên như nhật thực, nguyệt thực, mưa sao băng… có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề thời tiết tốt hay xấu.

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn xảy ra khi Trái đất được Mặt trời chiếu sáng đồng thời cũng cản các tia sáng từ Mặt trời tạo ra một vùng bóng tối trải dài trong không gian. Mặt trăng chuyển động tròn quanh Trái đất nên có thể sẽ "đi" vào vùng tối này. Lúc này Mặt trăng không còn được Mặt trời chiếu sáng trực tiếp nên không sáng như bình thường. Nếu Mặt trăng đi vào vùng bóng tối thì sẽ có nguyệt thực toàn phần hay một phần diễn ra./.

Thu PhươngTTX

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
下一篇:Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao