BP - Then nban xep han yo thống kê của ngành nông nghiệp, đến cuối năm 2015, tổng số dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, tăng khoảng 50% so với năm 1997. Trong đó, khoảng 38% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế, khoảng 55,51% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, khoảng 55% số hộ dân nông thôn chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, 100% trạm y tế xã được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, khoảng 80% số trường học được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Từ khi tái tập tỉnh đến nay, Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đầu tư xây dựng 26 công trình cấp nước tập trung; hỗ trợ kinh phí xây dựng trên 1.200 giếng đào mới; cải tạo nâng cấp trên 9.000 giếng đào cũ; xây dựng 250 công trình khí sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi; xây dựng, lắp đặt mô hình thiết bị xử lý hơn 4.800 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh; xây dựng 11 công trình cấp nước sạch và vệ sinh cho trạm y tế xã; 75 công trình cấp nước và vệ sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh.
Song song đó, về công tác thủy lợi, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp đưa vào vận hành, khai thác 48 công trình, nâng số lượng đến cuối năm 2015 lên 66 công trình. Trong đó có 59 hồ chứa, 6 đập dâng, 1 trạm bơm; năng lực thiết kế tưới cho sản xuất nông nghiệp 17.657 ha (tưới cho lúa 3 vụ 6.527 ha; tưới cây công nghiệp 11.130 ha); tạo nguồn cấp nước sinh hoạt và công nghiệp 89.800m3/ngày đêm; tạo mặt thoáng cho nuôi trồng thủy sản tại mặt hồ khoảng 1.750 ha. Trong 66 công trình hiện nay, Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước quản lý 53 công trình; các doanh nghiệp không chuyên quản lý, khai thác 10 công trình thủy lợi và UBND xã quản lý 3 công trình.
Hưng Nguyên