当前位置:首页 > La liga

【kqbd nhat ban】Xuất khẩu hoá chất tăng mạnh sau khi giảm liên tiếp 2 năm

Doanh nghiệp hóa chất bội thu
Đầu tư dự án "khủng",ấtkhẩuhoáchấttăngmạnhsaukhigiảmliêntiếpnăkqbd nhat ban nhiều sản phẩm hoá chất vẫn trông chờ nhập khẩu
Xuất khẩu hoá chất tăng mạnh sau khi giảm liên tiếp 2 năm
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hóa chất trong 8 tháng năm 2021 đạt 1,45 tỷ USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ trước.

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 8 tháng năm 2021, cơ cấu thị trường xuất khẩu hóa chất của Việt Nam đã có sự chuyển dịch rõ rệt khi thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên và thị phần của Ấn Độ, Nhật Bản giảm xuống. Trong 8 tháng năm 2021, Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu hóa chất của Việt Nam với trị giá xuất khẩu đạt 377,9 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) đánh giá, trong giai đoạn 2016-2020, một số mặt hàng hóa chất xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của thế giới trong cùng giai đoạn.

Cụ thể, corundum nhân tạo đã hoặc chưa xác định về mặt hóa học; nhôm ôxit; nhôm hydroxit đạt mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân 23% trong giai đoạn 2016-2020. Trong khi đó, nhập khẩu của thế giới trong giai đoạn này chỉ tăng khoảng 8%.

Ngoài ra, hydro, khí hiếm và các phi kim loại khác xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng 5% trong giai đoạn kể trên trong khi thế giới giảm 6%. Cùng với đó, kẽm oxit; kẽm peroxide; oxit titan; clorua; oxit clorua và hiđroxit clorua; bromua và oxit bromua; iotua... cũng đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao trong giai đoạn 2016-2020.

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại đánh giá, thời gian tới, xuất khẩu hoá chất có nhiều cơ hội cải thiện kim ngạch xuất khẩu vào EU nhờ tác động từ thuế suất giảm dần về 0% tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Những mặt hàng hóa chất mà doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội nhờ EVFTA gồm: Hóa chất cơ bản và chất giặt rửa. Cụ thể, theo EVFTA, đối với các mặt hàng chất giặt rửa (HS 3402), thuế suất được điều chỉnh từ 4% về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; với mặt hàng phốt pho (HS 2804 7000), thuế suất cũng được điều chỉnh giảm từ 5,5% về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực,…

Đại diện Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại thông tin thêm, tính đến năm 2020, toàn ngành công nghiệp hóa chất có khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước.

Tín hiệu đáng mừng là những năm gần đây, ngành hóa chất có sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, nhiều dự án quy mô lớn. Điều đó cho thấy nhu cầu của thị trường và chính sách hấp dẫn của Nhà nước đối với phát triển công nghiệp và công nghiệp hoá chất.

Sau khi các dự án đang triển khai hoàn thành và hoạt động ổn định, giá trị tổng sản lượng ngành công nghiệp hóa chất chiếm tỷ trọng từ 13-14% toàn ngành công nghiệp.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu tất yếu đặt ra đối với ngành hóa chất Việt Nam thời gian tới là phải đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, công nghệ, tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm phụ, chất thải hiện có của ngành làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm khác.

Trong khoảng 1.818 doanh nghiệp sản xuất hoá chất phân bổ trên 6 vùng trong cả nước, có 894 doanh nghiệp sản xuất phân bón (chiếm 49%); 106 doanh nghiệp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 6%); 14 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hóa dầu (chiếm 1%); 68 doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản (chiếm khoảng 4%)… Hiện nay, toàn ngành hoá chất có khoảng 2,7 triệu lao động. Trong đó, 725.000 lao động trực tiếp tham gia sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất.

分享到: