会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bd kq ita】Giá sữa thế giới giảm, trong nước vẫn tăng!!

【bd kq ita】Giá sữa thế giới giảm, trong nước vẫn tăng!

时间:2025-01-13 13:28:16 来源:Empire777 作者:Cúp C2 阅读:514次

gia sua the gioi giam trong nuoc van tang

Sữa liên tục tăng giá, người tiêu dùng phải đắn đo hơn khi lựa chọn. (Ảnh: Hồng Vân)

Thế giới giảm từ 100 đến 400 USD/tấn

Theo thống kê của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong 9 tháng đầu năm nay, thị trường sữa thế giới có nhiều biến động tăng, giảm về giá. Sau khi tăng trong 2 tháng đầu năm; ổn định trong tháng 3 và giảm nhẹ trong tháng 4, tháng 5; mặt hàng sữa lại tăng trở lại trong tháng 6. Tuy nhiên giá sữa lại có xu hướng giảm trở lại từ tháng 7 đến nay.

Nhìn một cách tổng thể nếu so với tháng 12-2010, giá sữa nguyên liệu 9 tháng tăng. Giá sữa bột gầy tại thị trường châu Úc khoảng 3.500- 4.250 USD/tấn, tăng khoảng 1.050- 1.400 USD/tấn; giá sữa nguyên kem khoảng 3.775-4.500 USD/tấn, tăng khoảng 375-800 USD/tấn. Tại thị trường Tây Âu, giá sữa bột gầy hiện ở mức 3.200- 4.300 USD/tấn, tăng 500- 1.300 USD/tấn; giá sữa nguyên kem ở mức 3.925- 5.000 USD/tấn, tăng khoảng 375-1.250 USD/tấn.

Tuy nhiên, nếu tính riêng trong tháng 9, theo báo cáo của Bộ Công Thương, so với tháng 8-2011, giá sữa bột gầy và sữa nguyên kem giảm tại các thị trường. Sữa bột gầy tại thị trường châu Úc đang dao động khoảng 3.350- 3.900 USD/tấn, giảm 200- 300 USD/tấn. Giá sữa nguyên kem khoảng 3.225- 3.900 USD/tấn, giảm 200- 400 USD/tấn. Tại thị trường Tây Âu, giá sữa bột gầy hiện ở mức 3.000- 3.400 USD/tấn, giảm 100-350 USD/tấn; giá sữa nguyên kem dao động ở mức 3.825- 4.375 USD/tấn, giảm 150- 375 USD/tấn.

Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, giá sữa thế giới đã giảm từ 100 đến 400 USD/tấn. Vậy đâu là nguyên nhân được các DN kinh doanh sữa trong nước viện dẫn khi tăng giá?

Tăng giá do chi phí đầu vào

Theo quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BTC hướng dẫn chế độ báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu của Bộ Tài chính, từ ngày 1-7-2011, 57 mặt hàng trong đó có sữa sẽ phải báo cáo giá bán lẻ hàng tuần, quý, tháng, năm.

Đối với báo cáo giá thị trường trong nước, Sở Tài chính các tỉnh thực hiện báo cáo giá thị trường hàng tuần, tháng, quý, năm. Đồng thời, Sở Tài chính chủ động thực hiện báo cáo đột xuất khi trên thị trường địa phương xảy ra biến động bất thường. Đối với báo cáo giá hàng hoá nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thực hiện báo cáo giá hàng hoá nhập khẩu 15 ngày, hàng tháng và chủ động gửi báo cáo đột xuất khi giá hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục báo cáo giá có biến động bất thường.

Trước việc giá đầu vào đã được các cơ quan quản lý "quản" chặt, các doanh nghiệp đưa ra nguyên nhân điều chỉnh tăng giá sữa là do chịu áp lực từ các yếu tố chi phí đầu vào như tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí mua nguyên liệu (sữa, lon thuốc, thùng giấy...) trong nước tăng; chi phí tiền lương tăng. Ngoài ra, chi phí vay vốn ngân hàng, chi phí kho bãi vận chuyển tăng... cũng là những lý do các công ty sữa cho rằng tác động đến giá thành và giá vốn nhập khẩu sản phẩm sữa.

Cục Quản lý giá cho biết, tính chung 9 tháng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3, một số công ty điều chỉnh tăng giá mặt hàng sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ 5 đến 12%. Trong tháng 9-2011, Công ty FrieslanCampina Vietnam đăng ký tăng giá đối với mặt hàng sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi (mặt hàng phải đăng ký giá), với tỷ lệ tăng khoảng 15%.

Theo báo cáo của Công ty, nguyên nhân chính tác động tác giá sữa là do chịu áp lực từ các yếu tố chi phí đầu vào tăng như: Tỷ giá ngoại hối EUR/N|VNĐ tăng từ 9 đến 11%, chi phí mua nguyên vật liệu tăng từ 11 đến 54% tùy loại, chi phí bao bì tăng từ 5 đến18%, chi phí lao động tăng 4,5%, chi phí vận chuyển tăng 17,8%. Ngoài ra, một số sản phẩm sữa như Dumex, Dutch Lady, Friso, Lactogen cũng đồng loạt tăng giá từ 10 đến15%.

Kiểm soát chặt giá sữa

Một chuyên gia trong lĩnh vực marketing nhận định, tăng giá hiện nay là con dao hai lưỡi, nếu vượt qua được ngưỡng “chịu đựng” của người tiêu dùng, từ đó giúp nhà kinh doanh tăng doanh số, đảm bảo lợi nhuận. Ngược lại, giá tăng đem đến nguy cơ mất niềm tin ở người tiêu dùng, dẫn đến mất thị phần.

Về phía người tiêu dùng, trên một số diễn đàn mạng đã kêu gọi mọi người nên tẩy chay những hãng sữa liên tục tăng giá bất hợp lý. Và trong khi các cơ quan quản lý đang "gỡ" dần những vướng mắc trong quá trình phân phối, lưu thông khiến giá thành bị "đội" lên cao, người tiêu dùng cần biết bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách nói "không" với những sản phẩm tăng giá bất hợp lý.

Trước đó, trong buổi làm việc với Cục Quản lý giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Cục Quản lý giá, Thanh tra Bộ, Cục Tài chính Doanh nghiệp... cần rà soát, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố hình thành giá và công khai, minh bạch giá cũng như các phương pháp, thông số, dữ liệu tính toán giá đối với những mặt hàng Nhà nước độc quyền, những mặt hàng nhạy cảm trong đó có mặt hàng sữa.

Bộ trưởng nhấn mạnh, việc điều hành giá phải góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển và hội nhập; tiến hành rà soát lại tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước kiểm soát giá, nếu giá chưa đáp ứng được với thị trường thì nghiên cứu có biện pháp xử lý, tháo gỡ theo phương án, lộ trình phù hợp, đảm bảo giá cả vận hành theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Minh Anh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
  • 10 đội bóng tranh tài tại Giải bóng chuyền sinh viên toàn quốc khu vực 2
  • Video Nga phá hủy xuồng cảm tử Ukraine tấn công căn cứ Hạm đội Biển Đen
  • Những động thái cho thấy giá gạo nhiều khả năng tăng trở lại
  • Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
  • Học sinh Nguyễn Minh Tài Lộc được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen
  • Trình  bày Sáng kiến Năng lượng từ 5 trường học ở Huế
  • Thị phần tín dụng ngân hàng: Chênh lệch sẽ thu hẹp khi các “bank nhóm dưới” bứt tốc
推荐内容
  • Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
  • Tam Kỳ, Hiệp Đức đoạt giải nhất toàn đoàn Hội thi Mỹ thuật thiếu nhi tỉnh Quảng Nam
  • HSBC giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,6%
  • Tạp chí Nhật Lệ kỷ niệm 30 năm ngày ra số đầu tiên
  • Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
  • Thực hư vụ “bốc hơi” 400 con lợn nhập khẩu khi chưa qua kiểm dịch