Trong 15 ngày đầu tháng 3/2020,ấtchấpdịchbệnhxuấtkhẩuvẫncónhiềuđiểmsálịch thi đấu bóng đá duc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 21 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 10,3 tỷ USD. Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 1 tỷ USD.
Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định
Từ đầu năm 2020 đến nay, hoạt động sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp liên tục phải đối mặt với những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. “Dịch bệnh này không chỉ khiến xuất nhập khẩu của Việt Nam sang đối tác số 1 là Trung Quốc gặp tắc nghẽn mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thương mại của Việt Nam tới tất cả các thị trường khác; sản xuất trong nước bị xáo trộn do phần lớn nguyên liệu đầu vào đều nhập khẩu từ Trung Quốc” - ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) chia sẻ.
Tuy nhiên, thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 15 ngày đầu tháng 3/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 21 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, nhập khẩu đạt 10,3 tỷ USD.
So sánh trong mối tương quan với nửa cuối tháng 2/2020, số liệu của Bộ Công thương cho thấy, trong kỳ 2 của tháng 2/2020, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,36 tỷ USD - con số đã làm đảo chiều cán cân thương mại hàng hóa của nước ta trong 2 tháng đầu năm nay, với mức xuất siêu là 1,82 tỷ USD. Như vậy có thể thấy, trong nửa đầu tháng 3, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã tiếp nối thành quả của nửa cuối tháng 2/2020 và vẫn đang duy trì ở mức khá ổn định so với cùng kỳ 2019.
Trong nửa đầu tháng 3, nước ta tiếp tục xuất siêu gần 1 tỷ USD. Đó là chưa kể đến, kim ngạch nhập khẩu trong thời gian này còn tăng mạnh hơn tới 15,3% so với nửa cuối tháng 2/2020. Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong các mặt hàng xuất khẩu nửa đầu tháng 3, mặt hàng điện thoại và linh kiện tiếp tục duy trì vị trí số 1 với kim ngạch hơn 10,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019. Kế tiếp là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 7 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3,93 tỷ USD; thủy sản 1,26 tỷ USD; hàng dệt may 5,88 tỷ USD; giày dép 3,42 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ 2,077 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 1,76 tỷ USD…
Như vậy, lũy kế đến ngày 15/3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta đã đạt 97,85 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ (năm 2019). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 50,29 tỷ USD, tăng 6,8%, nhập khẩu đạt 47,55 tỷ USD, tăng 1,9%.
“Điều đáng mừng là từ đầu năm đến nay, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tác động từ đại dịch Covid-19 nhưng nước ta vẫn đạt mức xuất siêu đáng ghi nhận 2,74 tỷ USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước với mức tăng trưởng cao và ổn định tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Thêm vào đó, trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện… đều duy trì mức tăng tốt” - đại diện Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ thêm.
Còn nhiều khó khăn, bất lợi trong thời gian tới
Tuy nhiên theo ông Hải, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong cuối quý I và quý II dự báo sẽ có nhiều bất lợi do đến nay diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh trên thế giới. Hiện hầu hết các thị trường xuất khẩu của nước ta đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Chắc chắn, nếu dịch bệnh kéo dài sẽ có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong cả năm 2020.
“Đó là còn chưa để đến việc nước ta đang gặp khó khăn bởi quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng quy chế quốc gia đang phát triển của Mỹ. Bởi với quyết định này, trong thời gian tới, chắc chắn xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ sẽ bị ảnh hưởng” - đại diện Cục Xuất nhập khẩu nhận định thêm.
Bên cạnh đó, ông Hải cũng cho biết, từ đầu tháng 3 tới nay, tình hình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc với Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. Doanh nghiệp đã phần nào gỡ bỏ được gánh nặng về ùn ứ hàng cũng như thiếu nguyên liệu cho sản xuất… Song, tiến độ thông quan vẫn chậm, chưa hồi phục như thường ngày nên lượng hàng hóa tồn đọng tại cửa khẩu vẫn ở con số cao. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, trong ngày 17/3 tổng số xe xuất nhập khẩu qua biên giới đất liền Việt - Trung là 2.091 xe, toa hàng. Trong đó xuất khẩu 1.063 xe và 7 toa, nhập khẩu 1.021 xe. Đáng chú ý hiện vẫn còn tồn 1.055 xe, toa hàng đang chờ xuất khẩu ở các cửa khẩu.
Từ đầu tháng 3 đến nay, Bộ Công thương đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về thông quan và thị trường xuất khẩu. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công thương đã có buổi điện đàm với Bộ trưởng Thương mại và người đứng đầu cơ quan Hải quan của Trung Quốc nhằm bảo đảm tương tác và tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đồng thời ngành Công thương cũng thành lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, để thông qua đó giải quyết tất cả các vấn đề doanh nghiệp đang phải đối mặt, góp phần tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trong nửa cuối tháng 3, Cục Xuất nhập khẩu cho biết sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp FDI để đánh giá hoạt động sản xuất, xuất khẩu nhằm sớm đề xuất các giải pháp với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu; khơi thông dòng lưu chuyển hàng hóa vào tháng 4 và các tháng tiếp theo trong năm 2020.
Đồng thời, Bộ Công thương cũng đang nỗ lực đẩy nhanh nghiên cứu đánh giá khả năng tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam để bù đắp sụt giảm xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch Covid-19… Song song với đó, bộ này cũng đang tiếp tục tính đến động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến từ các FTA, điển hình như Hiệp định EVFTA để nghiên cứu, sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi các cam kết, nhanh chóng đưa hiệp định này vào thực tiễn. Tố Uyên |