ETF Việt Nam bị rút ròng do đồng USD mạnh hơn
Các quỹ ETF theo chỉ số thị trường Việt Nam thu hút vốn mạnh mẽ trong giai đoạn đầu năm 2023,ìsaocácETFViệtNambịrútròngtrongquýbongdaso.v ghi nhận dòng vốn vào ròng xấp xỉ 8.000 tỷ đồng trong quý I/2023. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của VNDIRECT, xu hướng này dần thay đổi về cuối năm.
Theo lý giải của các chuyên gia này, việc USD tăng giá trong những tháng gần đây có tác động tiêu cực tới quỹ ETF của các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam. Sức trụ bất ngờ của nền kinh tế Mỹ đã củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giữ lãi suất ở vùng cao trong thời gian dài khiến đồng USD tăng giá mạnh. Việc này sẽ thu hút dòng vốn quay trở lại Mỹ và khiến các quỹ ETF tại thị trường mới nổi và cận biên bị rút ròng.
Kể từ đầu năm 2023, Việt Nam là một trong những thị trường có hiệu suất đầu tư cao nhất thế giới khi có thời điểm trong quý III/2023, chỉ số VN-Index ghi nhận tăng gần 25% so với đầu năm. |
Cụ thể, các quỹ ETF đã ghi nhận dòng vốn rút ròng khỏi Việt Nam đạt 4.425 tỷ đồng trong riêng quý III/2023, khiến dòng vốn vào ròng trong 9 tháng năm 2023 chỉ còn 415 tỷ đồng.
“Một nguyên nhân khác dẫn đến việc rút vốn gần đây là do thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm mạnh kể từ tháng 5, khiến nhà đầu tư có xu hướng chốt lời khi định giá thị trường dần trở nên bớt hấp dẫn hơn” - chuyên gia của VNDIRECT cho biết thêm.
Kể từ đầu năm 2023, Việt Nam là một trong những thị trường có hiệu suất đầu tư cao nhất thế giới khi có thời điểm trong quý III/2023, chỉ số VN-Index ghi nhận tăng gần 25% so với đầu năm.
Theo thống kê từ VNDIRECT, trong đợt rút vốn này, các quỹ FUEVFVND (VNDiamond ETF), Fubon FTSE và E1VFVN30 bị ảnh hưởng nhiều nhất, ghi nhận dòng vốn rút ròng lần lượt là 1.734 tỷ đồng, 1.449 tỷ đồng và 880 tỷ đồng trong quý III/2023.
Theo VNDIRECT, VNDiamond ETF ghi nhận dòng vốn rút ròng nhiều nhất trong số các ETF theo dõi thị trường Việt Nam. Dường như nhà đầu tư không còn ưa thích VNDiamond khi một số cổ phiếu trong rổ này, vốn luôn trong tình trạng hết room ngoại và thường phải giao dịch với giá chênh lệch, đã bắt đầu có room trở lại. Chẳng hạn, MWG đã xuất hiện nhiều room ngoại trong tháng 9 do áp lực bán mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, số lượng chứng chỉ lưu ký VNDiamond ETF tại Thái Lan đã giảm còn 156,8 triệu đơn vị, giảm 17,2 triệu đơn vị (~439 tỷ đồng) so với mức đỉnh hồi tháng 7 và ở mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
VNDiamond có thể sẽ thêm HDB và VRE, loại DHC
HOSE sẽ thực hiện đánh giá định kỳ chỉ số VNDiamond kỳ tháng 10/2023 với những thay đổi về cơ cấu chỉ số. Kết quả sẽ được công bố vào ngày 16/10/2023 và có hiệu lực vào ngày 6/11/2023.
Dựa trên dữ liệu tính đến ngày 29/9/2023, VNDIRECT ước tính HDB sẽ được thêm vào chỉ số do cổ phiếu đáp ứng được yêu cầu quan trọng có 95% tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Ngược lại, DHC sẽ bị loại khỏi VNDiamond trong đợt rà soát này do không đạt về chỉ tiêu thanh khoản. Do nhóm tài chính vượt giới hạn ngành (40%), rổ chỉ số VNDiamond cần có ít nhất 8 cổ phiếu phi tài chính.
Theo đó, VRE sẽ được thêm vào trong khi KDH vẫn nằm trong rổ mặc dù cả hai đều không đáp ứng tiêu chí tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
VNDIRECT ước tính, VNDiamond ETF sẽ mua mạnh VRE (~340 tỷ đồng), ACB (~331 tỷ đồng) và MSB (~204 tỷ đồng). Mặt khác, FPT và MBB sẽ bị bán ròng mạnh với giá trị lần lượt là 352 tỷ đồng và 223 tỷ đồng.
Trước đó, SSI Research cũng dự báo, với số liệu ước tính vào ngày 29/9, chỉ số VNDiamond có thể loại DHC do không thỏa mãn yêu cầu về thanh khoản. Ngược lại, VRE có thể được thêm vào chỉ số khi là cổ phiếu nằm trong nhóm 8 công ty ngoài ngành ngân hàng và tài chính sắp xếp theo tỷ lệ room ngoại từ cao nhất đến thấp nhất. Ngoài ra, ACB và MSB có thể được nâng tỷ trọng đáng kể nhờ thanh khoản tăng giúp giới hạn trọng số./.