Empire777Empire777

【tỉ lệ chấp】Hại thận vì uống nhiều nước để 'hạ hỏa'

Thời tiết nắng nóng khiến cơ thể chúng ta bị mất nhiều nước,ạithậnvìuốngnhiềunướcđểhạhỏtỉ lệ chấp khoáng chất do mồ hôi tiết ra nhiều qua những hoạt động hàng ngày, đặc biệt đối với những người lao động nặng, những người thường xuyên chơi thể thao và hoạt động mạnh. Nhưng uống nước thế nào cho đúng cách, nên uống những loại nước gì để đảm bảo sức khỏe và năng lượng hoạt động cho những ngày nắng nóng thì không phải ai cũng biết. 

Thận quá tải vì "làm việc nặng"

Cơ thể không thể thiếu nước nhất là vào những ngày nắng nóng. Bạn phải đảm bảo uống đủ ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày, trong khi với người lao động nặng, người chơi thể thao thường xuyên bị tiêu hao nhiều nước thì cần phải bổ sung nước cho cơ thể nhiều hơn, ít nhất phải đạt 2-2,3 lít nước mỗi ngày.

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, phải chủ động bổ sung nước thường xuyên, không cần chờ đến khi khát mới uống, bởi khi đó cơ thể đã mất đi 1% lượng nước cần thiết. Biểu hiện khát chính là "nút" báo động cơ thể đang thiếu nước. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim, nguy cơ đột quỵ dưới trời nắng nóng. Uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn góp phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn. Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến các bệnh về tim, huyết quản. Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, và điều này thì không có lợi cho sức khỏe một chút nào!

Tuy nhiên, BS Lâm cũng cảnh báo, việc uống nước quá nhiều cũng không hoàn toàn có lợi. "Đừng tự ép cơ thể phải nạp vào một lượng nước quá nhu cầu. Uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho thận, các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu ra ngoài", bác sĩ Lâm nói.

Đừng tưởng uống nhiều nước ngày nắng nóng là tốt!

Uống quá nhiều hay quá ít nước đều không tốt cho cơ thể

Theo đó, bà Lâm đưa ra công thức tính lượng nước lọc mà cơ thể cần uống mỗi ngày: 0,4 lít/ 10 kg cân nặng/ 1 ngày. Nghĩa là một người nặng khoảng 45 kg thì cần uống mỗi ngày khoảng 1,8 lít, người nặng 50 kg cần khoảng 2 lít nước.

Ngoài ra, không nên uống quá nhiều nước một lúc dễ cản trở đến hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Trên thực tế cũng đã từng có trường hợp nhiễm độc nước đột ngột, gây hạ natri trong máu và hệ quả là đau đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.

"Chúng ta nên uống nước từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục cho thỏa cơn khát. Hiệp hội Y khoa quốc tế đã từng có khuyến cáo không nên uống quá 900ml nước mỗi giờ", Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia nói.

Uống nước lạnh hại vệ sức khỏe

Sau thời gian đi ngoài trời nắng nóng, bạn có cảm giác thèm một cốc nước mát lạnh, đặc biệt là các loại nước ngọt có ga để giảm cơn khát. Thế những, các chuyên gia về sức khỏe cho biết, đó là thói quen vô cùng bất lợi cho cơ thể.

Theo giải thích của các chuyên gia, trong nước lạnh, các phân tử đang tích hợp nên rất khó thấm vào tế bào. Do đó sau khi uống, cơn khát vẫn không được giải quyết. Về lâu dài, thói quen này sẽ khiến cơ thể không đủ nước cung cấp cho hoạt động của các tế bào.

Một điều mà mọi người không ngờ tới đó là nước nóng hoặc hơi ấm có thể bù đắp lại lượng nước đã mất một cách nhanh chóng. Vì các đơn phân tử dễ dàng thẩm thấu vào tế bào nhanh hơn nước lạnh.

Đặc biệt, với những người bị cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát, uống nước lạnh còn có thể khiến cho cơ thể không thể tản nhiệt, làm tăng nguy cơ sốt.

Cùng với đó, cần loại bỏ thói quen uống nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng. Các loại đồ uống có ga gần như không có tác dụng trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể. Trái lại, uống nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng mất nước hơn. Thêm đó, loại thức uống này có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe, chúng khiến bạn hồi hộp, tim đập nhanh hơn và cũng có thể khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi.

Uống nước tăng lực coi chừng tăng huyết áp
赞(39884)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【tỉ lệ chấp】Hại thận vì uống nhiều nước để 'hạ hỏa'