当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả ac】Lấy phiếu tín nhiệm nên tập trung vào các chức danh chủ chốt

Chiều 29/10,ấyphiếutnnhiệmnntậptrungvoccchứcdanhchủchốkết quả ac Quốc hội thảo luận tại tổ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu và phê chuẩn. Đa số các đại biểu đồng tình với dự thảo Nghị quyết này và đóng góp ý kiến về quy trình, cách thức thực hiện.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (đoàn TP Cần Thơ) nhìn nhận, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn sẽ nâng cao hoạt động giám sát của đại biểu đối với các chức danh trên. Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng, không nên lấy phiếu tín nhiệm thành viên các Ủy ban của Quốc hội vì như thế sẽ quá rộng, nhiều người còn kiêm nhiệm.

Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá Lê Nam cho biết, qua tiếp xúc cử tri, nhân dân kỳ vọng rất nhiều vào cơ chế này để nâng cao năng lực lãnh đạo của người có trách nhiệm, cũng là biện pháp tốt nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của chúng ta. “Đây là hành lang pháp lý, là cơ sở để Quốc hội, HĐND nâng cao vai trò của mình”, đại biểu nhấn mạnh.

Về đối tượng lấy phiếu và bỏ phiếu tín nhiệm, đại biểu tỉnh Thanh Hóa cho rằng, chỉ nên thực hiện với các chức danh chủ chốt và tiến hành vào kỳ đầu năm thứ hai của nhiệm kỳ. Đặc biệt, nội dung lấy phiếu tín nhiệm phải căn cứ vào chương trình hành động, những lời hứa với cử tri được thực hiện ra sao. Kết quả đánh giá phải được “lượng hoá” cụ thể để cử tri được rõ. “Cần rút ngắn quy trình, cần sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm làm căn cứ để bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu lấy phiếu tín nhiệm dưới 50% thì bỏ phiếu bất tín nhiệm luôn trong một kỳ họp, không để kéo dài sang kỳ họp sau”, đại biểu kiến nghị.

Đồng quan điểm trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, TS. Bùi Sỹ Lợi cho rằng trong phiếu tín nhiệm chỉ cần hai mức là tín nhiệm hay không tín nhiệm, không nên đánh giá tín nhiệm cao, tín nhiệm thấp hay không có ý kiến. “Tôi không đồng tình ghi thêm mục “không ý kiến” trong phiếu tín nhiệm. Bởi là đại biểu của dân thì không thể không có quan điểm rõ ràng được”, đại biểu bày tỏ.

Bên cạnh đó, đại biểu này cũng tỏ ra băn khoăn đối với việc “hậu” xử lý tín nhiệm bởi cơ chế làm việc mỗi cơ quan có những quy định khác nhau, rất khó chỉ ra trách nhiệm của người đứng đầu. Nhiều cơ quan làm việc theo chế độ tập thể, khi “quyết” một vấn đề gì đó thì thủ trưởng cũng chỉ được một phiếu, quyết định được thực hiện theo đa số. Vậy trách nhiệm của người đứng đầu sẽ ra sao nếu quyết định đó có vấn đề?

Các đại biểu Nguyễn Minh Phương (đoàn TP Cần Thơ), Nguyễn Hữu Quang (đoàn Thanh Hoá) cho rằng đây là cách “đánh động” dư luận đối với chức danh đó để họ xem xét lại mình, sửa chữa để làm tốt hơn. Trường hợp phiếu tín nhiệm quá thấp thì tiến hành bỏ phiếu bãi miễn.

Đồng tình với nhiều ý kiến về việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ nên tập trung với các chức danh chủ chốt, tránh “dàn trải”, đại biểu Huỳnh Minh Thiện (đoàn TP Hồ Chí Minh), đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm như nêu trong dự thảo là không cần thiết, dàn trải dẫn đến hình thức và tốn kém thời gian và tiền bạc. Chỉ cần lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh chủ chốt ở Trung ương và địa phương. Theo đại biểu Huỳnh Minh Thiện, thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, để vị đó phấn đấu làm việc tốt hơn và cần trở thành hoạt động định kỳ hàng năm.

Còn đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng trường hợp 2 năm liên tiếp mà phiếu tín nhiệm thấp thì để họ từ chức hoặc gợi ý, nếu không thì bỏ phiếu tín nhiệm để tìm nhân sự khác thay thế.

TS. Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò, có ý nhắc nhở. Còn bỏ phiếu tín nhiệm thực chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Bên cạnh đó, giám sát tối cao thông qua chất vấn và trả lời chất vấn tại nghị trường, nếu đại biểu cho rằng các chức danh do bầu hoặc phê chuẩn trả lời chất vấn trước Quốc hội không đạt thì có xem xét lấy phiếu hoặc bỏ phiếu tín nhiệm không? Như vậy chất vấn và trả lời chất vấn mới chất lượng, có trách nhiệm rõ ràng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phân tích, lấy phiếu tín nhiệm là việc thăm dò ý kiến của đại biểu và cử tri. Còn bỏ phiếu tín nhiệm là khi có vấn đề trong điều hành quản lý, có chủ thể kiến nghị ra Quốc hội xem xét hoặc trường hợp 2 năm liên tiếp lấy phiếu tín nhiệm thấp mới bỏ phiếu tín nhiệm ngay trong kỳ họp.

Qua mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm là một lần cảnh tỉnh để người đó khắc phục yếu kém, làm việc tốt hơn và quá trình thực hiện cần công khai cụ thể từng người, minh bạch, khách quan, thận trọng và công bằng.

Nguồn: chinhphu.vn

分享到: