当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhận định bóng đá chelsea】Vì sao khối ngoại bán ròng một loạt cổ phiếu tốt?

Cơ hội để thị trường vượt đỉnh cũ là khả quan?ìsaokhốingoạibánròngmộtloạtcổphiếutốnhận định bóng đá chelsea
Hoạt động hiệu quả, vì sao giá cổ phiếu OCB vẫn thấp hơn mặt bằng chung?
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các cổ phiếu trên HOSE đã giảm từ 21% (cuối năm 2019) còn 18% (hiện nay).
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các cổ phiếu trên HoSE đã giảm từ 21% (cuối năm 2019) còn 18% (hiện nay).

Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), trong 6 tháng đầu năm 2021, khối ngoại đã bán ròng 29.876 tỷ đồng, tương đương với hơn 1,3 tỷ USD bị rút ròng ra khỏi HoSE. Con số này là gần gấp đôi mức bán ròng của khối ngoại trong cả năm 2020 (15.214 tỷ đồng). Nếu tính từ đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xuất hiện, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên tới gần 46.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.

Đáng chú ý, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với gần 13.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu này vẫn liên tiếp lập đỉnh nhờ đà tăng của giá thép cùng kết quả kinh doanh khả quan từ mảng nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu “vua” cũng ghi nhận một số mã bị khối ngoại bán ròng mạnh là VNM (6.200 tỷ đồng), CTG (6.000 tỷ đồng), VPB (4.500 tỷ đồng), MBB (2.400 tỷ đồng) và BID (1.359 tỷ đồng) bất chấp sự thăng hoa của những cổ phiếu này suốt từ đầu năm đến nay.

Trong báo cáo chiến lược về dòng tiền nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam vừa được công bố, ông Matthew Smith, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng đã chỉ ra tình trạng khối ngoại bán ròng những cổ phiếu tốt. Theo đó, có một vài trường hợp, việc bán ròng của khối ngoại có thể xem như là hoạt động tái phân bổ danh mục đầu tư khi các vị thế đã đạt đến những giới hạn tối đa trong danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, một tỷ trọng đáng kể cũng có thể xem là hoạt động chốt lời đơn giản.

Tin mừng là Việt Nam không phải là thị trường duy nhất bị khối ngoại bán tháo. Khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu trên toàn khu vực châu Á từ đầu năm. Mặc dù nhìn ở khía cạnh đơn lẻ dòng tiền nước ngoài rút ra khỏi Việt Nam có vẻ khá lớn, nhưng so với dòng tiền ròng bị rút ra khỏi hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực thì lượng bán ròng tại Việt Nam là không đáng kể.

Các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á (ngoại trừ Trung Quốc) dường như đã bị các nhà đầu tư bán tháo trong nửa đầu năm 2021 do có nhiều lo ngại liên quan đến lạm phát trên toàn cầu, hay việc tái bùng phát đại dịch Covid-19 tại châu Á cũng như lo ngại về giá hàng hóa trong bối cảnh đồng USD mạnh lên.

Cụ thể, tổng trị giá cổ phiếu bán ròng của Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam trong tháng 5 là 12 tỷ USD; trong đó Việt Nam chỉ chiếm 4%.

Theo ông Matthew, tình trạng bán ròng sẽ không kéo dài, bởi các quỹ tương hỗ tập trung vào thị trường Việt Nam (thay vì đầu tư theo danh mục chuẩn của các thị trường cận biên trên toàn cầu) sẽ tiếp tục tạo ra tỷ suất sinh lợi vượt trội nhờ vào câu chuyện vĩ mô tích cực tại Việt Nam, cộng thêm tiềm năng thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.

Đà tăng giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa chững lại dù khối ngoại liên tục bán tháo, nhờ các nhà đầu tư trong nước đang là nhân tố chính chi phối thị trường. Ông Mattew Smith kỳ vọng mức thanh khoản sẽ tăng lên nhiều hơn trong nửa cuối năm 2021, nhưng độ biến động cũng sẽ lớn hơn khi thị trường tăng cao hơn. Do đó, các nhà đầu tư nên thận trọng và tập trung vào các cổ phiếu chất lượng.

分享到: