Biến đổi khí hậu đã trở thành thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại,áttriểnkinhtếxanhvàpháttriểnbềnvữnhan dinh ty so tác động đến mọi mặt: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC vào cuối thế kỷ này.
Sự thay đổi tác động lớn đến thương mại, đầu tư toàn cầu kể từ sau Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26). Tại Hội nghị COP26, Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ tham vọng sẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ.
Ngày 26/07/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 896/QĐ - TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Do đó, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi sang năng lượng sạch, tái tạo là thách thức, nhưng cũng là cơ hội giúp các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi xanh, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao sức cạnh tranh và thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư cho phát triển trong bối cảnh một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang hướng tới thiết lập áp dụng hàng rào các-bon đối với các sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.