【kqbd đêm qua va rang sang nay】Doanh nghiệp nhỏ và vừa trước thách thức chuyển đổi số

 人参与 | 时间:2025-01-11 06:57:25
Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số không thành công?ệpnhỏvàvừatrướctháchthứcchuyểnđổisốkqbd đêm qua va rang sang nay
Tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trên 10% mỗi năm
Kê khai, nộp đủ thuế đối với hàng hóa trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi số đã góp phần tích cực giúp cho mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đã trở lại bình thường và đưa doanh nghiệp phát triển thành công trong bối cảnh mới.
Chuyển đổi số đã góp phần tích cực giúp cho mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp đã trở lại bình thường và đưa doanh nghiệp phát triển thành công trong bối cảnh mới.

Thích ứng với bối cảnh mới

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh TPHCM (VCCI TPHCM) cho biết, theo Báo cáo kinh tế số Đông Nam Á năm 2021, dự báo tới năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam sẽ chạm mốc 50 tỷ USD. Điều này càng khẳng định, chuyển đổi số đang trở thành nguồn lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam trong tương lai.

Kết quả khảo sát “Thực trạng chuyển đổi số trong doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19” do VCCI thực hiện, khảo sát trên 400 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nhận thức và ứng dụng các công nghệ số vào các khâu, như quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán.

Chia sẻ việc chuyển đổi số để thích nghi với tình hình mới dưới góc độ doanh nghiệp, ông Trần Trung Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Trung Kiên Hà Nam (quận Tân Bình, TPHCM) cho biết: “Trước đây, để hoàn thành 100 sản phẩm, mỗi ngày công ty phải cần đến 10 nhân công. Nhưng từ khi nhập máy móc hiện đại về, chỉ cần hai tiếng đồng hồ, một người điều khiển đã làm ra 100 sản phẩm. Việc đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại sẽ dẫn đến cắt giảm nhân công lao động, hạn chế tuyển người, hạn chế chi phí. Điều này cũng bớt cho chúng tôi nỗi lo mỗi khi không tuyển được nhân sự”.

Là một trong những doanh nghiệp trẻ, tiên phong về lĩnh vực vàng bạc đá quý trong công cuộc đổi mới sáng tạo, HanaGold đã ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh để quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kết hợp với những hoạt động mang lại trải nghiệm độc đáo cho người tiêu dùng một cách hiệu quả. Kết quả, HanaGold đã thu hút được rất nhiều lượng khách hàng quan tâm và theo dõi gian hàng. Tiềm năng trong thời đại chuyển đổi số cùng với nhu cầu sử dụng và đầu tư vàng, HanaGold nhanh chóng chớp lấy thời cơ phát triển ngành vàng tại Việt Nam theo mô hình cải tiến hơn so với truyền thống, tạo bước đột phá cho nền kinh doanh vàng tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế hóa.

Một quá trình không dễ dàng

Bước đầu ghi nhận sự chủ động chuyển đổi số trong thời gian qua của các doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là DNNVV. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nhiều DNNVV còn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi số.

Ông Trương Gia Bảo, Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số cho DNNVV (DTS) cho biết, chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp là một quá trình không dễ dàng nhưng nó sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tính linh hoạt. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy việc chuyển đổi số ở các DNNVV gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do rào cản về kiến thức công nghệ, sự thụ động và thiếu tương tác giữa doanh nghiệp và các đơn vị hỗ trợ.

Tương tự, bà Trần Huyền Trang, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quốc tế Entaid cho biết, chuyển đổi số đem lại nhiều hiệu quả cho các hoạt động của doanh nghiệp. Các lĩnh vực được số hoá là tài chính kế toán, sản xuất kinh doanh, cũng như việc lưu trữ thông tin của khách hàng của các đối tác. Nhìn về sự phát triển của doanh nghiệp chắc chắn chuyển đổi số là một trong những công việc quan trọng nhất cần đạt được. Song do nhiều rào cản, hiện nay hệ thống chúng tôi hoàn thiện cho việc chuyển đổi số vẫn chưa đạt được 100%, mới đạt được khoảng 50% cho việc đồng bộ hóa, số hóa các hoạt động của công ty.

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó giám đốc VCCI TPHCM cho biết, qua báo cáo về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của DNNVV khu vực châu Á - Thái Bình Dương” cho thấy, các DNNVV của Việt Nam đang đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),… Theo đó, để thực hiện chuyển đổi số đạt hiệu quả, cần rà soát thể chế, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cũng như hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số; đầu tư công nghệ, hạ tầng để phát triển chuyển đổi số, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; cần có những ưu tiên để tạo ra động lực phát triển nhanh chuyển đổi số; đổi mới quản trị theo hướng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số; và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số của FPT Digital, bản chất vấn đề nằm ở việc doanh nghiệp chưa xác định được bài toán chuyển đổi số. Việc này dễ khiến DNNVV có nguồn lực tài chính hạn chế sẽ lãng phí chi phí đầu tư và thử nghiệm. Theo đó, đối với DNNVV việc nâng cao trải nghiệm khách hàng sẽ là bài toán được ưu tiên nhất, vì giúp tạo nguồn thu trực tiếp mới cho doanh nghiệp, trong khi tiết kiệm được nguồn lực tài chính và con người. Bên cạnh đó, DNNVV cần cân đối nguồn lực thực hiện bởi tài chính không quá dồi dào, cần tập trung cho các hạng mục ưu tiên và các sáng kiến mang tính “đánh nhanh thắng nhanh” mang lại hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực, chậm trễ trong quá trình chuyển đổi. Cùng với đó, Nhà nước cần có thêm chính sách hỗ trợ DNNVV về tiếp cận tài chính, vốn vay, công nghệ trong quá trình chuyển đổi số.

Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Về kinh tế số, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP và mục tiêu đến năm 2030 chiếm 30% GDP.
顶: 144踩: 8786