发布时间:2025-01-10 10:11:00 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín
Ngày 27/6 tại Hà Nội,ànhTàichínhnỗlựcthúcđẩymụctiêuNetZerovàonăkeo nha cau Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức hội thảo: “Net Zero - Chuyển dịch xanh: Cơ hội cho người dẫn đầu”, với mục tiêu góp phần thúc đẩy tiến trình “chuyển đổi xanh”, đưa nền kinh tế Việt Nam theo hướng “tăng trưởng xanh”, bền vững, thực hiện cam kết về Net-zero phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 và hội nhập cùng xu hướng phát triển của thế giới.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu, có khả năng đe dọa đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia, cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu đang có xu hướng, diễn biến ngày càng phức tạp cả về mức độ lẫn tần suất.
Đến nay, có khoảng 140 quốc gia, tương đương gần 90% tổng lượng phát thải trên toàn cầu, gồm các nước phát thải lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu Net-zero - phát thải ròng khí nhà kính bằng 0. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn vào năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070. |
Do vậy, Việt Nam cần phải rất nỗ lực để vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa thích ứng và giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu, phát thải nhà kính, năng lượng hóa thạch, ô nhiễm môi trường mang lại. Tại Hội nghị COP 26 năm 2021, chung tay với cộng đồng quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết về việc đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua, nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương về phát triển kinh tế xanh. Ảnh: LV |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xanh, trong thời gian qua, nhiều chính sách tài chính đã được ban hành nhằm cụ thể hóa các chủ trương này, góp phần tạo điều kiện huy động và thu hút nguồn lực đầu tư hướng tới tăng trưởng xanh.
Về hệ thống chính sách thuế, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định của pháp luật, hướng đến bảo vệ môi trường (BVMT), thể hiện thông qua 2 nhóm chính sách: Một là, các chính sách nhằm hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường như thuế BVMT, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hóa gây tác hại đến môi trường…
Hai là, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động BVMT, giảm thiểu ô nhiễm và tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): ưu đãi thuế suất thuế TNDN ở mức 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế TNDN phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực BVMT.
Đối với thuế giá trị gia tăng (GTGT): quy định tiền chuyển nhượng quyền phát thải (tín chỉ các-bon) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; quy định các hàng hóa, dịch vụ góp phần xanh hoá nền kinh tế, không thuộc diện chịu thuế GTGT. Chẳng hạn như dịch vụ về vườn hoa, công viên, cây cảnh, vận chuyển hành khách bằng xe điện được miễn thuế GTGT.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: ưu đãi thuế suất đối với những sản phẩm như xăng sinh học, xe ô tô thân thiện với môi trường...
Thông tin tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong điều kiện ngân sách nhà nước (NSNN) còn nhiều khó khăn, chi NSNN đã ưu tiên cho sự nghiệp BVMT hàng năm được bố trí đảm bảo đúng quy định, năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối và đạt tỷ lệ khoảng 1,35% tổng chi NSNN trong 1 năm. Qua đó, đã tạo nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường quốc gia,...
Theo thống kê của Bộ Tài chính, bình quân 5 năm trở lại đây, bố trí chi NSNN cho sự nghiệp môi trường đạt trên 21 nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: LV |
Đối với chi đầu tư, ngân sách cho tăng trưởng xanh đã được lồng ghép trong các ưu tiên đầu tư ngành, lĩnh vực, địa phương và các chương trình mục tiêu quốc gia. Dự toán chi đầu tư cho sự nghiệp môi trường giai đoạn 2021-2025 được bố trí ở mức khoảng 23,5 nghìn tỷ đồng.
Về nguồn vốn ODA, Việt Nam đã ký thỏa thuận năm 2022 trong vòng từ 3 - 4 năm sẽ huy động vốn đầu tư công và vốn từ tư nhân 15,5 tỷ USD để chuyển dịch xanh của Việt Nam, trong đó ODA khoảng 8,4 tỷ USD.
Bên cạnh nguồn lực công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã huy động được nguồn lực từ khu vực tư nhân và các tổ chức quốc tế thông qua việc hình thành và phát triển thị trường tài chính xanh. Từ năm 2019-2023, Việt Nam đã phát hành trái phiếu xanh được 1,157 tỷ USD.
3 cấu phần của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam Đến nay, thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đã định hình nền tảng và phát triển với 3 cấu phần gồm: thị trường tín dụng xanh; thị trường cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh. |
Cùng với đó, thị trường cổ phiếu xanh cũng đã có những bước phát triển ban đầu. Chỉ số Phát triển bền vững VNSI được đưa vào vận hành từ năm 2017 nhằm xác định chuẩn phát triển bền vững cho các công ty niêm yết và hỗ trợ nhà đầu tư xác định những doanh nghiệp có tính “xanh” để đầu tư.
Bộ Tài chính cũng đã xây dựng và hoàn thiện các quy định theo chức năng về tài chính bền vững, nâng cao các tiêu chuẩn về quản trị công ty và công bố thông tin gắn với các tiêu chí về môi trường - xã hội - quản trị công ty (ESG).
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: “Chuyển đổi xanh và giảm phát thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero là một chặng đường dài với nhiều khó khăn, thách thức; trong đó, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề nguồn lực… Tuy nhiên, khu vực công sẽ chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nguồn lực yêu cầu; trong khi thị trường tài chính xanh hiện mới ở giai đoạn đầu phát triển, nguồn lực huy động qua thị trường tài chính xanh ở mức rất nhỏ bé so với nhu cầu đặt ra”.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (năm 2022), Việt Nam có thể sẽ cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm khi theo đuổi lộ trình phát triển kết hợp khả năng chống chịu và phát thải ròng bằng “0”. Trong đó, hành trình khử các-bon nhằm đáp ứng các cam kết quốc tế chiếm khoảng 30% nhu cầu nguồn lực.
Ảnh minh họa |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nhằm thực hiện nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà kính thúc đẩy năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy bền vững, hiện nay, Bộ Tài chính đang tập trung thực hiện cải cách hệ thống thuế, quản lý nợ công và cơ cấu lại NSNN nhằm động viên nguồn lực một cách hợp lý cho NSNN. Đồng thời, bộ cũng cải thiện dư địa tài khóa; tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng và an sinh xã hội.
Đồng thời, để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn lực cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, bên cạnh việc phát huy nội lực, Việt Nam cần tăng cường hợp tác, hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Theo đó, bên cạnh ưu tiên nguồn lực công, Bộ Tài chính sẽ tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu các giải pháp để huy động nguồn lực tư nhân và các tổ chức quốc tế. Trong đó, phát triển thị trường tài chính xanh và thị trường các-bon là những ưu tiên cần thực hiện./.
相关文章
随便看看