【lịch bóng đá ngoài hạng anh】“Nợ chuẩn” không dễ đòi
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:06:09 评论数:
(CMO) Những “món nợ” về trình độ lý luận chính trị, về kiến thức quản lý Nhà nước và cả trình độ chuyên môn của cán bộ cơ sở được gọi vui là “nợ khó đòi”.
Một trong những nguyên nhân chủ quan của tình trạng cán bộ cơ sở “nợ” chuẩn là do trách nhiệm của lãnh đạo cấp uỷ địa phương, cơ quan, đơn vị. Cấp huyện chưa xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn. Chưa chủ động trong đào tạo, nâng chuẩn cán bộ để rồi sắp tới ngày công nhận đạt chuẩn nông thôn mới lại chạy đôn chạy đáo tìm lớp học để bù khuyết.
Qua thẩm định thực tế hồ sơ tại 5 xã vừa qua thì chỉ có 2 xã đảm bảo yêu cầu về tiêu chí số 18 (hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật). Trong đó, đáng quan tâm nhất là tại mục tiêu chí về hệ thống chính trị. Đa số các cán bộ “nợ chuẩn” về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.
Dù được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, nhưng xã Tắc Vân, TP Cà Mau vẫn còn nợ tiêu chí chợ đến năm 2018 mới hoàn thành. (Trong ảnh: Cảnh mua bán lộn xộn, mất an toàn giao thông tại chợ Tắc Vân). |
Tại xã Định Bình, TP Cà Mau vẫn còn trường hợp của Bí thư Đảng uỷ và Phó chủ tịch UBND xã chưa đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, 2 trường hợp này hiện tại cũng đã tham dự xong các lớp học, chỉ còn chờ đến ngày nhận bằng.
Đối với 2 xã Tân Lộc và Biển Bạch Đông của huyện Thới Bình thì Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã; Chủ tịch HĐND xã chưa đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị đang học, thậm chí có đồng chí chỉ mới đăng ký lớp để học vào đầu năm 2018 này.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Trưởng Đoàn thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh, nhấn mạnh: “Qua thẩm định báo cáo về vấn đề chuẩn hoá trình độ chuyên môn cũng như lý luận chính trị tại các xã được thẩm định trong đợt này, nổi cộm lên vấn đề là có 3/5 xã chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc này các địa phương cũng hết sức nghiêm túc rút kinh nghiệm. Nên cân nhắc lại xem sự vào cuộc của địa phương đã đủ mạnh mẽ chưa, đặc biệt là đối với cấp uỷ cơ sở”.
Nông thôn mới đã qua trên địa bàn tỉnh được 7 năm phấn đấu, xây dựng và hoàn thiện. Có thể nói, vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt là rất quan trọng. Các tiêu chí khác có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thực tế tại địa phương. Tuy nhiên, tiêu chí về chuẩn hoá đội ngũ cán bộ thì từ trước đến nay vẫn vậy. Vậy tại sao đã 7 năm thực hiện mà đến khi đem ra bàn bạc đánh giá vẫn phải “nợ”.
Phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau Huỳnh Ngọc Sang trăn trở: “Mặc dù các địa phương đã trưng ra được các cán bộ này đang học ở đâu và ở mức độ nào của việc đạt chuẩn trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy không an tâm lắm. Một số đồng chí thì có xác nhận là đã hoàn thành chương trình học và đang chờ cấp bằng; số khác thì mới chỉ đăng ký lớp học hoặc sẽ học vào tháng 1/2018. Việc nợ chuẩn này là không thể chấp nhận được”.
Xây dựng nông thôn mới, cái quan trọng, cái cần chính là phải có tư duy mới, con người mới để làm nên mô hình mới, hiệu quả mới. Điều này có vai trò không nhỏ của đội ngũ cán bộ cơ sở, những con người đi đầu bước trước, mạnh dạn, sáng tạo để có những ý tưởng mới, cách làm hay. Muốn vậy, việc cán bộ, công chức cấp xã phải được đào tạo, ít nhất là phải có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị từ trung cấp trở lên theo tiêu chí nông thôn mới là rất quan trọng. Và việc quan trọng hơn hết là phải được chủ động đào tạo ngay từ đầu chứ không phải đợi “nước đến chân mới nhảy”./.
Huệ Như