Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Internet. |
TheủđộngtậndụngưuđãixuấtkhẩutômsangHànQuốkq cup c1 chau ao VASEP, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam nên truy cập vào các trang web về biểu thuế, thuế suất các mặt hàng cùng với mã HS tương ứng của Hàn Quốc để có được những thông tin chính xác về những ưu đãi trong Hiệp định VKFTA.
Các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu rõ những mã HS nào được hưởng ưu đãi về thuế suất. Doanh nghiệp có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn để có được thông tin đầy đủ, chính xác về quy định khi xuất sang thị trường Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đáp ứng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), vượt qua các hàng rào tiêu chuẩn chất lượng (TBTs, IPRs). Đặc biệt, các mặt hàng xuất khẩu của DN phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ (CO).
Hiệp định VKFTA dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2016. Theo đó, số dòng thuế mà phía Hàn Quốc cắt giảm cho Việt Nam lên tới 95,4%. Hàn Quốc cam kết cấp hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn tôm cho Việt Nam trong năm đầu tiên và đạt 15.000 tấn sau 5 năm với thuế suất nhập khẩu 0%. Hiện nay, Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN. Với hạn mức 15.000 tấn tôm Hàn Quốc ưu đãi miễn thuế cho Việt Nam, sẽ có 7 mã hàng được áp thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Hiện, Hàn Quốc áp dụng mức thuế 20% cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào nước này do tôm được xếp vào nhóm hàng hóa nhạy cảm cao. |