【ti so ac milan】Nhiều yếu tố thuận lợi với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 20:11:42 评论数:
Ông Abel Lim,ềuyếutốthuậnlợivớităngtrưởngkinhtếViệti so ac milan Giám đốc Tư vấn và Chiến lược quản lý tài sản, Tập đoàn UOB. |
Thưa ông, những yếu tố nào trên thế giới có thể là động lực cho tăng trưởng kinh tếViệt Nam các quý tiếp theo?
Quý I/2024, kinh tế Việt Nam thể hiện đà tăng trưởng và khả năng phục hồi tích cực. Nhiều tổ chức, trong đó có UOB, dự báo mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% năm 2024 của Việt Nam là khả quan. Các yếu tố chính củng cố cho triển vọng tích cực của Việt Nam trong năm nay là nhu cầu nội địa mạnh mẽ; hoạt động sản xuất và xuất khẩu được thúc đẩy nhờ nhu cầu về thiết bị điện tử và điện thoại; sự phục hồi của chu kỳ bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và châu Á và khả năng cắt giảm lãi suất của các ngân hàngtrung ương lớn trong những tháng tới.
Dòng vốn đầu tưnước ngoài, đặc biệt là vào lĩnh vực sản xuất và chế biến, phản ánh niềm tin bền vững của nhà đầu tư vào môi trường kinh doanh của Việt Nam. Đầu tư vào các dự ánhạ tầng và chuyển đổi kỹ thuật số có thể góp phần vào tăng trưởng và khả năng cạnh tranh lâu dài của Việt Nam.
Vậy thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam là những gì, thưa ông?
Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, vẫn còn nhiều thách thức hiện hữu cho nền kinh tế Việt Nam. Xung đột quanh khu vực Biển Đỏ - chiếm 12% thương mại toàn cầu với 17.000 tàu đi qua hàng năm có thể khiến chi phí giao hàng cao hơn và sự gián đoạn trong mạng lưới vận chuyển. Điều này sẽ gây tổn hại cho các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất và chuỗi cung ứng toàn thế giới, bao gồm Việt Nam.
Một yếu tố khác cần xem xét là việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam đối với các doanh nghiệpđa quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Khoảng 122 công ty nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, với mức tăng doanh thu thuế hàng năm là 14.600 tỷ đồng. Các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp đa quốc gia sẽ đối mặt với việc chi phí thuế cao hơn.
Lạm phát năm 2024 tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh các cấu phần chính trong rổ hàng hóa tính toán chỉ số giá tiêu dùng, như giá nhiên liệu, lương thực thực phẩm, chi phí y tếgiáo dục, tỷ giá…, đang tiếp tục chịu áp lực tăng. Các diễn biến nóng trên toàn cầu như xung đột chiến tranh, rủi ro vận tải biển, biến đổi khí hậu là các nguyên nhân chính gây áp lực lên lạm phát.
Theo ông, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên mức lãi suất USD cao và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ảnh hưởng đến các đồng tiền châu Á, trong đó có VND như thế nào?
Trong cuộc họp tháng 5 vừa qua, Fed đã có quyết định giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang (FFR) ở mức 5,25-5,5%. Đây là mức lãi suất đã được Fed giữ liên tục sau các cuộc họp kể từ tháng 7/2023, cũng là mức lãi suất cao kỷ lục của cơ quan này tính trong 2 thập kỷ qua. Do lạm phát tăng cao hơn dự kiến trong năm nay, Fed đã phát tín hiệu rằng, họ cần duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn.
Trong bối cảnh đó, USD đã mạnh lên và dẫn đến sự suy yếu của các đồng tiền châu Á, trong đó có VND. Tuy nhiên, quan điểm của UOB là Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay, vào tháng 9 và tháng 12. Chúng tôi cũng kỳ vọng, Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên lãi suất trong năm nay. Do đó, sức mạnh của USD sẽ giảm bớt trong những tháng tới và VND sẽ phục hồi vào cuối năm 2024.