【kết qua y】Phát triển bền vững ngành điều
BPO - Từ việc nhận diện những rủi ro đối với ngành điều hiện nay,ểnbềnvữngngagravenhđiềkết qua y cũng như phân loại doanh nghiệp (DN) trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh đã giúp các cơ quan chức năng liên quan tìm được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó có giải pháp phù hợp đưa ngành điều phát triển ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới.
Bài cuối:
LẬP LẠI TRẬT TỰ KINH DOANH
Những vấn đề thực tế đặt ra đối với ngành điều thời gian qua đã được các ngành chức năng liên quan phối hợp vào cuộc để đưa ra các giải pháp đồng bộ, khắc phục những mảng tối trong ngành kinh tế này.
Mắc lỗi do yếu và thiếu…
Qua quá trình kiểm tra sau thông quan tại trụ sở DN, lắng nghe ý kiến giải trình của DN cho thấy, các lỗi mà DN gặp phải tính đến thời điểm hiện tại xuất phát từ một số nguyên nhân: Phần lớn công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành điều trên địa bàn tỉnh quản lý theo mô hình gia đình. Nhân viên kế toán xuất - nhập khẩu của công ty thường xuyên thay đổi hoặc công ty không đủ nhân sự có năng lực để bố trí người theo từng bộ phận nên chưa tổ chức theo dõi, kiểm soát đầy đủ các nguồn nguyên liệu tại bộ phận kế toán, bộ phận kho và xuất - nhập khẩu, vì vậy không phát hiện sai sót thực sự ở khâu nào. Phần lớn các DN chưa có bộ phận tư vấn pháp luật cho công ty hoặc nếu có thì chưa am hiểu chính sách lĩnh vực sản xuất xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa, khai tờ khai mới, khai sửa đổi bổ sung khi có thông tin thay đổi hoặc khi chuyển đổi mục đích sử dụng…
Là thủ phủ điều của cả nước, Bình Phước cần thiết phải có kho hải quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp điều trong xuất - nhập khẩu. Trong ảnh:Công ty Cổ phần tập đoàn Hanfimex Việt Nam ở Bình Phước hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu điều
Thực tế hiện nay, nhiều DN gặp khó khăn do dịch Covid-19 làm gián đoạn sản xuất, chi phí vận chuyển tăng cao, khó xuất khẩu; thậm chí nhiều lô hàng dù lỗ nhưng vẫn phải xuất do đã ký hợp đồng trước đó. Một số DN không tiếp tục kinh doanh loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng tồn một lượng nhỏ thành phẩm, phế phẩm nhân điều vẫn còn giá trị kinh tế song không đủ tiêu chuẩn, số lượng xuất khẩu, trong khi DN không biết phải xử lý thế nào vì chưa có cơ sở pháp lý cho trường hợp này. Đối với những DN mới khởi nghiệp thì khó khăn trong việc tìm đối tác tin cậy cung cấp nguồn nguyên liệu từ nước ngoài, cũng như tìm thị trường, đối tác xuất khẩu thành phẩm.
“Trong thời gian tới, song song với việc tăng cường quản lý, Cục Hải quan tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về quản lý đối với loại hình sản xuất xuất khẩu để nhà quản lý công ty hiểu, nắm chắc yêu cầu của pháp luật, từ đó áp dụng vào quản lý, điều hành tại công ty theo đúng quy định” - ông Nguyễn Văn Lịch, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết.
Kỳ vọng xây dựng kho hải quan
Những năm gần đây, ngành điều của tỉnh có sự phát triển vượt trội. Cụ thể trong 2 quý đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu điều là 555 triệu USD, chiếm 48% lượng điều nhập khẩu cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 428 triệu USD, chiếm 44,3% lượng điều xuất khẩu cả nước. Điều nhân xuất khẩu trên 70 tấn, chiếm 39,6% lượng điều nhân xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, DN gặp những vướng mắc đối với các thủ tục hải quan như: kiểm dịch thực vật cho nguyên liệu thô được nhập khẩu từ châu Phi; vấn đề xử lý phế liệu từ sản xuất, chế biến điều; việc chỉnh sửa sai số kết quả kiểm dịch sau khi thông quan để số lượng hàng hóa nhập về thống nhất giữa hải quan và DN…
Toàn tỉnh đã hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng được 30 hợp tác xã, 40 tổ hợp tác sản xuất điều
Ông Phùng Văn Sâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hanfimex Việt Nam cho biết: Cục Hải quan Bình Phước rất tạo điều kiện cho DN trong sản xuất, xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay DN xuất - nhập khẩu điều vướng mắc về chi phí chênh lệch cảng biển giữa TP. Hồ Chí Minh với Bình Phước. Được biết, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu và bỏ chi phí này. Hy vọng sự tác động của Cục Hải quan Bình Phước trong thời gian tới sẽ tháo gỡ chi phí chênh lệch này.
Mặc dù số lượng cơ sở và DN chế biến điều trên địa bàn tỉnh lớn, tỷ lệ xuất - nhập khẩu cao nhưng hầu hết thủ tục hải quan đều thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Tổng số hơn 2.793 DN, cơ sở, tổ hợp tác… kinh doanh điều chỉ có 53 đơn vị đang làm thủ tục hải quan trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu điều. Ông Nguyễn Văn Lịch, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho biết: Bình Phước đã có chủ trương xây dựng chợ nông sản, chúng tôi rất mong chợ nông sản sẽ có kho hải quan. Hàng hóa nhập khẩu vào đây chưa đóng thuế, DN có thể mua bán tại kho theo năng lực sản xuất của mỗi DN. Và khi ra khỏi kho hải quan mới làm thủ tục nhập khẩu đưa vào chế biến. Sau khi chế biến xong nếu DN xuất khẩu được ngay mới thanh khoản, còn nếu chưa xuất được sẽ đưa vào kho hải quan nhưng vẫn được thanh khoản. Với quy trình này, hoàn toàn quản lý được giữa điều nhập khẩu và điều trong nước. Điều này giúp giữ vững thương hiệu hạt điều Bình Phước, không bị tình trạng lẫn lộn với hạt điều các nước.
Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu điều giai đoạn 2020-2022 do Cục Hải quan Bình Phước thống kê
Ông Phùng Văn Sâm cho biết thêm: Bình Phước là cái nôi sản xuất điều lớn nhất Việt Nam nhưng hiện nay chưa có kho hải quan cho ngành điều. Thực tế không phải DN nào cũng đủ điều kiện, năng lực để nhập khẩu trực tiếp. Vì vậy, nếu Bình Phước xây dựng được kho hải quan sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho DN, đồng thời thúc đẩy ngành điều phát triển hơn. Thông qua kho hải quan, các nhà cung ứng đưa hàng vào kho tạo điều kiện cho nhiều DN không đủ tiềm lực để nhập khẩu, nhưng khi có nhu cầu nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, chế biến sẽ đến kho hải quan để mua hàng. Mặt khác, nếu kho hải quan đặt tại Bình Phước sẽ có khoảng cách thuận lợi hơn vì đa số DN hoạt động sản xuất, chế biến xuất - nhập khẩu điều lớn đóng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, việc xây dựng một kho hải quan tại Bình Phước là điều mà các DN rất kỳ vọng hiện nay.
Hỗ trợ xuất - nhập khẩu bằng các biện pháp căn cơ
Các thủ tục hải quan liên quan đến là yếu tố cần thiết trong hoạt động sản xuất xuất - nhập khẩu điều. Ngoài siết chặt quản lý cần tiếp tục hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời để thúc đẩy sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần quan tâm đến những giải pháp căn cơ như: hỗ trợ tổ chức sản xuất; hỗ trợ DN điều xây dựng vùng nguyên liệu; tổ chức thực hiện tốt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, kiểm tra, đánh giá về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến nhân hạt điều; hỗ trợ DN quảng bá, giới thiệu sản phẩm; xây dựng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến.
Để ngành điều phát triển bền vững, đơn vị đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và đạt kết quả tích cực: Đã hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng được 30 hợp tác xã, 40 tổ hợp tác sản xuất điều. Dần hình thành chuỗi giá trị điều quy mô trên địa bàn các huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng, Đồng Phú. Có 10 hợp tác xã đã xây dựng chuỗi liên kết với DN, diện tích được chứng nhận hữu cơ Mỹ/EU là 3.000 ha. Đã tổ chức kiểm tra, đánh giá về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho 77 cơ sở chế biến hạt điều theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, trong đó có 3 cơ sở xếp loại A, 69 cơ sở xếp loại B, 5 cơ sở xếp loại C. Hiện có 273 cơ sở chế biến điều áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP, ISO 22000...). |
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Thị Ánh Tuyết |
Trong giai đoạn 2020-2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 10 DN, cơ sở sản xuất - kinh doanh hạt điều trên địa bàn tỉnh ứng dụng phần mềm giải pháp tem điện tử VNPT Check để truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ. Các đơn vị này đã được Sở khoa học và công nghệ phối hợp VNPT Bình Phước hỗ trợ 349.400 tem điện tử và cung cấp miễn phí tài khoản đăng nhập vào Hệ thống phần mềm VNPT Check để quản lý các mã tem đã được hỗ trợ. Thông qua việc đăng nhập vào hệ thống phần mềm VNPT Check, DN có thể theo dõi và nhận biết được cảnh báo khi sản phẩm được quét nhiều lần, định vị vị trí nghi ngờ có tem giả; quản lý các lô hàng trong quá trình phân phối ra thị trường. Qua đó, DN có số liệu cụ thể để phân tích tình hình sử dụng của khách hàng đối với sản phẩm.
Trong phát triển kinh tế ngành điều, sự hợp tác giữa cơ quan hải quan và DN trong thực thi pháp luật về hải quan rất quan trọng, nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và minh bạch hóa môi trường kinh doanh. Đồng thời góp phần vào việc quản lý chặt chẽ hơn nguồn gốc xuất xứ hạt điều, đảm bảo uy tín và chất lượng hạt điều Bình Phước cũng như các sản phẩm hạt điều được sản xuất, chế biến tại Bình Phước.
(责任编辑:La liga)
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- Kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn phát triển vùng KTTĐ miền Trung và Tây Nguyên
- Bà Rịa – Vũng Tàu tạm dừng đấu giá 71 lô đất tại huyện Đất Đỏ
- Trao quyết định chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai
- Cùng nhận hối lộ vụ Việt Á nhưng động cơ khác nhau sẽ bị xử lý khác nhau
- Ra quân khí thế, doanh nghiệp kỳ vọng bứt phá
- Thái Nguyên chấp thuận dự án khu đô thị Sông Công 2, tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng
- Công bố lịch trình các trường hợp nhiễm covid
- Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- Thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng: Tạo điều kiện cho mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả
- Panko E&D dự kiến làm khu công nghiệp, đô thị và sân golf tại Quảng Nam
- Báo chí Uruguay ấn tượng về tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Căn nhà với phần mái vừa cong, vừa vát chẳng giống ai, hoá ra lại có công dụng đón nắng
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Bắc Ninh dẫn đầu nguồn cung bất động sản công nghiệp tại phía Bắc
- Tân Mai xin chuyển hơn 118 ha đất rừng Lâm Đồng để làm khu dân cư
- Quảng Ninh: Lập chốt kiểm soát tại các địa bàn giáp ranh với Hải Dương
- Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- Phú Yên: Ra chỉ thị phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách 2021