当前位置:首页 > Cúp C2

【kết quả giải belarus】Lao động Việt Nam: Cần cù là chưa đủ

lao dong viet nam can cu la chua du

Một buổi đào tạo cho công nhân của Samsung. (Ảnh: Lương Bằng)

Nhân lực dồi dào nhưng phần nhiều chỉ làm việc chân tay

Gần đây,độngViệtNamCầncùlàchưađủkết quả giải belarus để phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh ra khu vực ASEAN, ông Nguyễn Hữu Tuất, Tổng giám đốc Công ty CP mPos Việt Nam có nhu cầu tuyển nhiều vị trí lãnh đạo các công ty ở nước ngoài như Singapore, Indonesia, và Campuchia. Ngay từ đầu, định hướng của ông “nhắm” đến nhân sự là người nước ngoài. Và hiện tại, người đứng đầu công ty của ông ở Singapore là một doanh nhân Singapore.

Lý giải cho việc chọn người nước ngoài vào vị trí chủ chốt, ông Nguyễn Hữu Tuất cho biết: Chúng tôi định hướng là một công ty toàn cầu. Khi đã là một công ty toàn cầu thì con người cũng phải mang tính “toàn cầu”. Muốn làm tốt thì phải có đội ngũ doanh nhân giỏi ở tất cả các nước hội tụ về. Năng lực của đội ngũ ở Việt Nam chưa quen với điều này, chưa quen với tầm nhìn toàn cầu. Trong khi Singapore có sẵn đội ngũ như vậy. Phải có những người ấy giúp cho mình thì mới thành công được, chưa kể các vấn đề khác về văn hóa, ngôn ngữ, uy tín. “Việc đầu tiên chúng tôi làm ở Singapore là có 1 CEO người Singapore, một doanh nhân rất thành đạt. Như vậy chúng tôi đã có người giỏi, giúp rút ngắn khoảng cách trong các hoạt động” – ông Nguyễn Hữu Tuất nói.

Câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Tuất đã phần nào phản ánh bức tranh nguồn nhân lực ở Việt Nam. Việt Nam có một đội ngũ lao động dồi dào, trẻ, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nên các DN FDI đua nhau đổ vốn vào những ngành thâm dụng lao động, tận dụng lợi thế lao động rẻ. Những vị trí quan trọng trong các DN FDI phần lớn là do người nước ngoài đảm nhận, lao động Việt Nam chỉ làm những phần việc ở vị trí thấp hơn. Trong những cuộc tiếp xúc với các lãnh đạo của Công ty TNHH Samsung Việt Nam, Samsung đều dành những lời khen ngợi cho tinh thần lao động của hơn 100.000 công nhân đang làm việc ở các nhà máy của Tập đoàn này. Nhưng đó chắc chắn là lời khen dành cho các lao động chân tay, bởi thực tế các vị trí chủ chốt từ Trưởng phòng trở lên, phần lớn là do các lãnh đạo người Hàn Quốc nắm giữ.

Trong báo cáo vừa công bố của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật có vấn đề, cụ thể là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Năm 2014, cả nước có hơn 9,6 triệu lao động được đào tạo trong tổng số 52,7 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm, chiếm 18,2%.

Như vậy, cả nước hiện có trên 43,1 triệu người (chiếm 81,8% tổng số lao động) chưa được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó. Chất lượng lao động có sự chênh lệch rõ nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị. Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 33,7%, trong khi ở nông thôn chỉ có 11,2%. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam lại thiếu hụt nguồn lao động ở các vị trí như: Chuyên gia dự báo, tư vấn pháp luật quốc tế, chuyên gia cấp cao về quản trị DN, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế; các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hoá, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử. Thực tế, ở Việt Nam, nhiều nhà máy đầu tư có vốn của Nhà nước được trang bị những trang thiết bị tối tân của Nhật, Đức, Anh, của các nước G7 khác. Thế nhưng, lao động Việt Nam lại không đủ trình độ để vận hành hết năng lực của các thiết bị này, dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu.

Nỗi lo năng suất thấp

Chất lượng nguồn nhân lực có vấn đề là một trong những nguyên nhân kéo theo mức tăng năng suất lao động của Việt Nam không cao, khiến nhiều người không khỏi lo ngại. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tính chung giai đoạn 1992-2014, năng suất lao động tính theo sức mua tương đương năm 2011 của Việt Nam, tăng trung bình 4,64%/năm, là mức tăng cao nhất trong số các nước ASEAN nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc trong cùng kỳ (9,07%).

Theo CIEM, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp và tăng chậm có nhiều nguyên nhân. Trong đó có các nguyên nhân chính là lao động chủ yếu làm việc trong khu vực có năng suất lao động thấp; Phương tiện sản xuất chậm đổi mới; Chất lượng lao động thấp; Môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh.

Thực tế, năng suất lao động đã liên tục sụt giảm từ cuối những năm 1990 đến nay khiến năng suất lao động Việt Nam ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, trong một báo cáo thực trạng năng suất lao động được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ, nếu so với Trung Quốc và Ấn Độ, năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm hơn dẫn tới sự gia tăng cả về khoảng cách tuyệt đối và tương đối với hai nước trên. Khoảng cách tương đối về năng suất lao động giữa Trung Quốc và Việt Nam từ 1,3 lần (năm 1994) lên 2,8 lần (năm 2013); giữa Ấn Độ và Việt Nam từ 1,6 lần lên 1,7 lần. Giả định Việt Nam và một số nước duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 thì phải đến năm 2038 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp năng suất lao động của Thái Lan. Trong khi đó, khoảng cách với Trung Quốc vẫn gia tăng đáng kể.

Báo cáo Việt Nam 2035 do Ngân hàng Thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố gần đây cho thấy: Năng suất lao động (sản lượng trên đầu lao động) đã và đang theo xu hướng giảm kể từ cuối thập kỷ 1990 trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cũng như lĩnh vực khai khoáng, tài chính và bất động sản. Trong ngành nông nghiệp, năng suất lao động tăng trưởng vững chắc nhưng vẫn ở mức thấp hơn rõ rệt so với hầu hết các quốc gia thu nhập trung bình trong khu vực.

Về vai trò của năng suất lao động, nhà kinh tế học đạt giải Nobel kinh tế Paul Krugman đã tổng kết: “Năng suất không phải là tất cả nhưng về lâu dài nó gần như là tất cả. Một quốc gia có khả năng nâng cao mức sống lâu dài hay không gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nâng cao sản lượng tính trên đầu người của quốc gia đó”. Vì thế, không phải ngẫu nhiên, các báo cáo đánh giá về tương lai kinh tế Việt Nam của các tổ chức trong nước cũng như quốc tế lại đều nhấn mạnh đến yếu tố năng suất lao động của Việt Nam.

Tại cuộc họp công bố chuỗi sự kiện 20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đầu năm 2016, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân bày tỏ lo ngại năng suất lao động, chất lượng hàng hóa của Việt Nam còn khoảng cách rất lớn với quốc tế. Nếu không có biện pháp đặc biệt và cơ chế vận hành hiệu quả thì trong nhiều năm nữa chúng ta vẫn không đuổi kịp các nước khác.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội trong một lần trao đổi với phóng viên Báo Hải quan từng thẳng thắn nhận xét: Việt Nam thích “nấp” sau những lời khen của nước ngoài như: Việt Nam là nơi đầu tư tốt nhất, Việt Nam là nơi đáng sống nhất… để rộng cửa cho DN nước ngoài vào để làm giàu, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường… Nhưng điều này còn cho thấy chúng ta vẫn ít trân trọng tài nguyên, con người của mình để phát triển. Bởi theo điều tra của Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO), cùng là lao động Việt Nam với thâm niên, trình độ và kinh nghiệm giống nhau nhưng nếu làm việc ở nước ngoài thì năng suất lao động tăng gấp 7 lần so với làm việc trong nước.

lao dong viet nam can cu la chua du
Người nộp đơn ứng tuyển vào các vị trí lao động của Samsung
Thái Nguyên. ( Ảnh: Lương Bằng)

分享到: