【tỷ số bóng đá việt nam hôm qua】Đưa doanh nghiệp vào kiểm toán là vượt quá phạm vi của luật
Trùng lặp kiểm tra, kiểm toán đối với người nộp thuế
Có ĐBQH bày tỏ không đồng tình với một số quy định tại dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN năm 2015.
Theo ĐB Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa), quy định tại Điều 2 Luật KTNN nêu rõ: Đối tượng áp dụng của luật bao gồm KTNN, cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với hoạt động KTNN. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 3 Luật KTNN có quy định đơn vị được kiểm toán là cơ quan, tổ chức quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công.
“Việc KTNN đề xuất sửa đổi khoản 1 Điều 68 Luật KTNN để đưa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước vào cơ quan, tổ chức doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động KTNN có thể không phù hợp, vượt quá phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật KTNN” - ĐB Đỗ Ngọc Thịnh nói.
Bởi vì, theo ĐB, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước bao gồm những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công nhưng có nghĩa vụ nộp thuế, phí và các khoản phải nộp ngân sách khác.
Điều này dẫn đến sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan thuế và cơ quan KTNN; làm gia tăng trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với người nộp thuế. Trường hợp có khác biệt giữa kết luận thanh tra thuế và kết luận của KTNN thì người nộp thuế sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ.
“Do vậy, khoản 1 Điều 68 Luật KTNN nên được điều chỉnh lại như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNN bao gồm cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công” - ĐB đề nghị.
Chỉ là đối tượng để kiểm tra, đối chiếu phục vụ kiểm toán
ĐB Tống Thanh Bình (Lai Châu) lại đề nghị xem xét không đưa các nội dung quy định tại khoản 1 vào dự thảo luật vì nội dung này không liên quan đến tiêu đề của Điều 68 quy định về trách nhiệm của cơ quan. Khoản 1 quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNN, bao gồm: cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng, khai thác khoáng sản, đất đai và tài nguyên khác; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
“Trường hợp tiếp tục đưa khoản 1 vào, vô hình trung sẽ không phù hợp với nội dung quy định tại khoản 55 luật hiện hành quy định về đơn vị được kiểm toán đã được thể hiện cụ thể đối với 10 đối tượng và đơn vị được kiểm toán” - ĐB Tống Thanh Bình nói.
Nội dung thứ ba, tại khoản 2a dự thảo điều này quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra, đối chiếu đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy định tại khoản 1 Điều này. Khoản 2 điểm a quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có các trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của KTNN, kiểm toán viên nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Theo ĐB quy định như vậy đã mở rộng đối tượng kiểm toán là các tổ chức, cá nhân không sử dụng tài sản công, tài chính công là không phù hợp với quy định tại Điều 118 Hiến pháp năm 2013 quy định "KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công ". Do vậy, ĐB đề nghị ban soạn thảo xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
ĐB Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) cho rằng, dự thảo luật bổ sung Điều 68 quy định các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nghĩa vụ nộp ngân sách, quản lý, sử dụng, khai thác khoáng sản, tài nguyên, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công đều là đối tượng có liên quan, như vậy là quá rộng và chưa phù hợp với bản chất các đơn vị có liên quan, bởi đối tượng này không phải là đối tượng kiểm toán mà cơ quan kiểm toán chỉ thực hiện kiểm tra, đối chiếu để phục vụ kiểm toán đối tượng chính. Cho nên cần phân biệt rõ 2 đối tượng này trong dự thảo luật.
Theo ĐB: “Đối với đối tượng có liên quan, dự thảo luật cần bổ sung quy định làm rõ phạm vi, quyền hạn, quy trình của KTNN, có thể cần quy định số lượng tối đa các đơn vị có liên quan mà kiểm toán được chọn mẫu để tiến hành kiểm tra, đối chiếu, tránh lạm quyền mở rộng đối tượng này và chồng chéo với thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, cần bổ sung quy định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức có liên quan khi cơ quan kiểm toán thực hiện kiểm tra đối chiếu như vậy mới đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên”./.
Minh Anh
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/47a299102.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。