发布时间:2025-01-11 11:03:58 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Ngày 22/6/2020,ânsáchchitỷđồngbảovệpháttriểnrừngTâyNguyêkeo nha cai bdtv Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị "Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng".
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, Tây Nguyên là khu vực có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 2.559.956 ha, chiếm 17,5%, có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu…Năm 2019, tổng vốn NSNN cho công tác bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên là 183,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 140,31 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 47,16 tỷ đồng; vốn sự nghiệp 93,15 tỷ đồng); ngân sách địa phương 43,3 tỷ đồng.
Năm 2020, tổng vốn NSNN cho công tác bảo vệ và phát triển rừng các tỉnh Tây Nguyên là 153,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 130,7 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 17 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 113,7 tỷ đồng), ngân sách địa phương 23 tỷ đồng.
Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành đã kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cả nước nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng. Các địa phương khu vực Tây Nguyên mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song đã quyết liệt, chủ động triển khai thực hiện công tác Lâm nghiệp, đạt được những kết quả tích cực.
Cụ thể, tỷ lệ che phủ của rừng tăng từ 41,19% năm 2016 lên 41,89% năm 2019. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm; giá trị xuất khẩu lâm sản tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2016, từ 7,3 tỷ USD năm 2016 lên 11,31 tỷ USD vào năm 2019.
Từ đầu năm 2019 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng được 9.197 ha rừng và trồng 478ha thay thế rừng đặc đặc dụng, phòng hộ. So với năm 2018, diện tích rừng trồng tăng hơn 18 nghìn ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 15,7 nghìn ha.
Đối với lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, Quỹ bảo vệ phát triển rừng 5 tỉnh Tây Nguyên đã thu hơn 1.121 tỷ đồng. Theo đó, hệ thống Quỹ tỉnh vùng Tây Nguyên đã thanh toán cho các chủ rừng qua tài khoản hơn 724 tỷ đồng.
Công tác trồng rừng tiếp tục được các địa phương tích cực triển khai, bình quân hàng năm cả nước trồng được 230 nghìn ha rừng tập trung.
Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, khu vực Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Đã xử lý 4.433 vụ vi phạm, trong đó xử phạt hành chính 4.119 vụ, xử lý hình sự 314 vụ, tịch thu 9.898 m3 gỗ các loại. Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 56 tỷ đồng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng Tây Nguyên đang đứng trước các thách thức rất lớn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng: Yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng, đất lâm nghiệp ngày càng tăng; tình trạng suy giảm diện tích và chất lượng rừng vẫn diễn ra mạnh mẽ; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển sản xuất lương thực, phát triển cây công nghiệp dài ngày với bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; tình trạng dân di cư tự do đang là vấn đề lớn gây áp lực vào rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp…
Tại hội nghị, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng mất rừng, từng bước khôi phục, phát triển rừng khu vực Tây Nguyên. Phấn đấu đến năm 2030 diện tích rừng Tây Nguyên đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%.
Khánh Linh
相关文章
随便看看