Chăm lo đời sống trẻ em nghèo,ệclmthườngxuynvlintụkết quả c1 tối qua trẻ em mồ côi luôn được các ngành, các cấp, địa phương quan tâm suốt thời gian qua. Nhờ đó, đã góp phần khích lệ, động viên, tạo điều kiện để các em vươn lên, phấn đấu học tập, trở thành công dân có ích cho xã hội. Gia đình chị Chăm rất vui mừng trong căn nhà được hỗ trợ xây dựng. Giúp trẻ có mái ấm an cư Trong căn nhà tình thương, chị Hồ Thị Bích Chăm, ở ấp 5, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy cẩn thận lau chùi từng viên gạch bóng loáng. Với mẹ con chị căn nhà là tài sản vô giá, rất ý nghĩa. Cách đây sáu năm, người chồng, người cha thân yêu đã mãi mãi ra đi. Từ ngày đó mọi gánh nặng kinh tế gia đình đè nặng lên đôi vai chị Chăm. Để có tiền lo cho con ăn học, ngoài phụ làm tạp vụ với mức thu nhập 2,1 triệu đồng/tháng, tranh thủ thời gian rảnh chị còn bó chổi, để kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống khó khăn, chị không nghĩ có ngày mình sẽ cất được căn nhà vững chãi được như vậy. Cho nên, khi được chính quyền địa phương cho hay, ba đứa con của chị sẽ được Tổ chức Đông Nam Á tài trợ căn nhà, chị mừng đến rơi nước mắt. “Lúc trước hai vợ chồng đi làm cũng chẳng dư dả gì, nay chỉ còn mình tôi nên cuộc sống cứ đắp đổi qua ngày. Nhờ mọi người quan tâm, hỗ trợ, nếu không biết khi nào mẹ con tôi mới cất được căn nhà như thế này”, chị Chăm bày tỏ. Có nhà mới vững chãi, vui nhất là ba đứa con của chị. Đặc biệt là đứa con trai út - em Trần Tuấn Đại (10 tuổi). Theo chị Chăm, từ ngày đoàn đến khảo sát, rồi cất nhà, Đại rất vui mừng, phấn khởi, em cứ khoe với mọi người rằng mình đã có nhà mới, nhà đẹp để ở. “Lúc trước chú người nước ngoài đến bàn giao nhà, có hứa với các cháu khoảng tháng 2, hoặc tháng 3 sẽ quay lại thăm các cháu. Giờ đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh chú ấy chưa sang Việt Nhằm chia sẻ khó khăn, giúp trẻ em nghèo, trẻ em mồ côi có mái ấm an cư, các ngành, các cấp đã vận động các tổ chức, mạnh thường quân để hỗ trợ nhà ở cho các em. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 11 trẻ em mồ côi được Tổ chức Đông Nam Á hỗ trợ nhà ở. Những căn nhà không chỉ là nơi để các em tránh mưa, tránh nắng, có nơi ở ổn định, mà còn là sự sẻ chia, chung tay hỗ trợ của cộng đồng xã hội, dành cho những đứa trẻ mồ côi sớm chịu nhiều thiệt thòi. Thêm nhiều hoạt động hướng về trẻ em Theo bà Nguyễn Thị Diễm, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Vị Thanh, ngoài chăm lo đời sống vật chất cho trẻ em, địa phương còn xây dựng các mô hình phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Từ đó, góp phần tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. “Chúng tôi cố gắng xây dựng những mô hình gần gũi, thiết thực và phù hợp với đặc thù của địa phương và đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người cùng hiểu chăm lo cho trẻ em là việc chung, chuyện của chung, rất cần sự chung tay của mọi người”, bà Diễm cho biết. Cùng với việc xây dựng các mô hình phù hợp với trẻ em, các câu lạc bộ Quyền trẻ em được thành lập cũng đã góp phần tạo sân chơi bổ ích hỗ trợ cho việc học tập, nâng cao kiến thức xã hội và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho các em. Theo ông Nguyễn Văn Túc, Chủ tịch UBND xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các câu lạc bộ Quyền trẻ em đã giúp các em hiểu thêm quyền lợi, nghĩa vụ của mình như quyền được học tập, được chăm sóc sức khỏe, được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, được phát triển năng khiếu... Ngoài ra, còn trang bị cho các em các kiến thức, kỹ năng để phòng, chống xâm hại, cũng như hạn chế tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích. Với những hoạt động thiết thực đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng và xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh để trẻ em không bị bạo lực, không bị xâm hại, đặc biệt đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo. Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Do đó, việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, bởi trẻ em của hôm nay là thế giới của ngày mai, như lời bài hát đã viết!
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |