Nghiên cứu được tiến hành với sự tham gia của 4.000 cặp vợ chồng người Anh. Các tác giả cũng lấy số liệu từ cuộc khảo sát thiên niên kỷ Cohort về cuộc sống của những đứa trẻ sinh ra trong thế kỷ 21 và gia đình chúng.
Ghi nhận điều tra xã hội học cho thấy,ụnữkiếmtiềngiúpgiảmnguycơtanvỡhônnhâkết quả vdqg bồ đào nha khi con cái ở độ tuổi mầm non, việc người phụ nữ đi làm giảm 80% nguy cơ tan vỡ.
Các nhà nghiên cứu đã chia các cặp vợ ra thành nhiều nhóm: người vợ kiếm tiền ít hơn (ít nhất là ít hơn 20% so với người chồng), hai người kiếm tiền ngang nhau, và người vợ kiếm nhiều hơn (nhiều hơn 20% so với người chồng). Họ cũng chia gia đình vào các nhóm dựa trên độ tuổi của bọn trẻ.
Trong phần lớn trường hợp, người ta không thấy nguy cơ gia đình tan vỡ khi người mẹ kiếm được nhiều tiền hơn người cha. Thậm chí, ở những gia đình có con 3-5 tuổi, mẹ kiếm tiền nhiều còn ít nguy cơ tan vỡ hơn. Theo các con số ghi nhận được, khi con cái ở độ tuổi mầm non, việc người phụ nữ đi làm giảm 80% nguy cơ tan vỡ. Có điều, khi con còn nhỏ, tỷ lệ những gia đình mà vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng giảm đáng kể.
Tiến sĩ Shireen Kanji (ĐH Leicerter), đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, theo các lý thuyết truyền thống, phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào chồng là yếu tố quan trọng để gắn kết vợ chồng với nhau. Tuy nhiên, bây giờ không còn bằng chứng cho thấy điều đó đúng đắn.
Trích dẫn các tài liệu từ những năm 1940, bà giải thích: "Các lý thuyết xã hội học và kinh tế từ lâu đã dự đoán rằng sự gia tăng khả năng độc lập về kinh tế của phụ nữ sẽ làm suy yếu thể chế hôn nhân. Lý do đưa ra là sự phụ thuộc lẫn nhau về những công việc được trả lương và những công việc không lương giữa vợ và chồng là chất keo gắn bó họ với nhau. Quan điểm đó đã không hình dung rằng phụ nữ có thể là chuyên gia trong những công việc được trả lương, hoặc một mong muốn cao hơn về bình đẳng giới hay nhu cầu cần phải giảm thiểu những rủi ro khi gia đình chỉ dựa vào một nguồn thu nhập của chồng để có thể tồn tại".
Bà kết luận: "Trong một số giai đoạn, việc người mẹ kiếm tiền chính trong gia đình hoặc có thu nhập tương đương với người cha có liên quan với việc giảm nguy cơ tan vỡ của mối quan hệ, đặc biệt trong những đôi sống thử".
Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này không cho thấy dấu hiệu chiến thắng của bình đẳng giới. Những người phụ nữ kiếm tiền nhiều hơn hoặc ngang bằng người đàn ông trong gia đình làm giảm nguy cơ chia tay, nhưng họ đang làm thay đổi đáng kể mô hình người đàn ông trụ cột của gia đình.
Theo VNE