当前位置:首页 > La liga > 【keo bong da5】Cần xác định rõ nguồn lực tài chính để Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào thực tiễn

【keo bong da5】Cần xác định rõ nguồn lực tài chính để Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào thực tiễn

2025-01-26 00:45:33 [La liga] 来源:Empire777
Cần xác định rõ nguồn lực tài chính để Luật Thủ đô đi vào thực tiễn
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của Thủ đô là 650 nghìn tỷ đồng. Ảnh: TL

Cơ chế huy động nguồn lực cho Thủ đô như "chiếc áo" quá chật

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không xác định được rõ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, cơ chế, chính sách để thu hút thì Luật Thủ đô sẽ thiếu tính thực tiễn và nhiều mục tiêu đề ra chỉ dừng ở khẩu hiệu.

Theo đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (Hà Nam), theo số liệu ban đầu cho thấy, giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của Thủ đô là 650 nghìn tỷ đồng. Song, khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước (NSNN) địa phương chỉ là 284,1 nghìn tỷ đồng; thiếu hụt 365,8 nghìn tỷ đồng hay 56% tổng nhu cầu chi. Dự báo tổng nhu cầu chi này sẽ tăng lên 704,8 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2026-2030; nhưng mức thiếu hụt cũng được dự báo sẽ tăng lên mức 394,2 nghìn tỷ đồng.

Đại biểu Trần Văn Khải nhận định, rõ ràng cơ chế, chính sách tài chính huy động nguồn lực cho Thủ đô như một “chiếc áo” quá chật,; nguồn lực rất nhỏ so với nhu cầu phát triển Thủ đô trong điều kiện bình thường, chứ chưa nói đến thực hiện Quy hoạch Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Thậm chí, so với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù dành cho TP. Hồ Chí Minh (quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15), thì cơ chế, chính sách dành cho Thủ đô cũng hoàn toàn chưa tương xứng.

Dẫn thông tin tổng hợp từ UBND TP. Hà Nội, mới đây, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, cũng cho hay, đối với lĩnh vực tài chính công, trong năm 2022, số thu NSNN của Hà Nội đạt mức 332 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 18,3% tổng thu NSNN của cả nước. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, Hà Nội cần huy động và triển khai một lượng vốn đầu tư rất lớn đề xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình thể thao, văn hóa, y tế, giáo dục, thủy lợi, cấp thoát nước.

Hà Nội cần tới 4,7 triệu tỷ đồng phát triển hệ thống giao thông công cộng kết nối trung tâm với đô thị vệ tinh; 888 nghìn tỷ đồng cho 9 tuyến đường sắt đô thị. Đó là chưa tính đến các nguồn vốn cho các dự án xe buýt công cộng, các cầu bắc qua sông Hồng, các công trình văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ khác nữa. Huy động được nguồn vốn khổng lồ này đã là một khó khăn nhưng việc sử dụng nguồn vốn, giải ngân, thực hiện đúng tiến độ các dự án cũng là thách thức không kém.

Cần xác định rõ nguồn lực tài chính để Luật Thủ đô đi vào thực tiễn
Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: TL

Bổ sung con số cụ thể hơn các nguồn lực dự kiến huy động

Theo đại biểu Trần Văn Khải, câu hỏi đặt ra là Thủ đô sẽ lấy đâu ra nguồn lực để thực thi, khi luật có hiệu lực thi hành? Cụ thể như ngân sách của Thủ đô hàng năm sẽ tăng là bao nhiêu phần trăm? Và sẽ không làm ảnh hưởng tới ngân sách chung như thế nào? Các nguồn lực huy động từ cơ chế như khai thác giá trị gia tăng từ đất; cơ sở hạ tầng, nguồn lực xã hội, phát huy nguồn lực từ khu vực tư nhân; hợp tác quốc tế, bộ ngành; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài sản công…

Với lý do đó, đại biểu nêu rõ: "Tôi cho rằng, cần có dự liệu con số cụ thể nguồn thu, nguồn huy động dự kiến sẽ là bao nhiêu? Bên cạnh đó là con số dự liệu cụ thể chi cho phát triển hàng năm và từng giai đoạn, chi cho các dự án kế hoạch mở rộng, cho đội ngũ cán bộ, viên chức, hợp đồng, chi cho lĩnh vực ưu tiên như văn hóa, khoa học, giáo dục... Nếu không xác định được rõ nguồn lực tài chính, nguồn lực con người, cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lực thì Luật Thủ đô sẽ thiếu tính thực tiễn và nhiều mục tiêu đề ra chỉ dừng ở khẩu hiệu, khó khả thi, như ngạn ngữ có câu: “Người ta không thể quét quá xa khi cái chổi quá ngắn”.

Vì vậy, ông Khải đề nghị hồ sơ dự án luật cần giải trình rõ hơn, bằng con số cụ thể hơn các nguồn lực dự kiến huy động, các cơ chế cần thiết để thu hút đầu tư khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, từ đó bổ sung các cơ chế, chính sách đột phá để Thủ đô phát triển xứng tầm vào trong dự thảo luật.

Còn ông Lê Duy Bình cho rằng, TP. Hà Nội cần có một cơ chế đặc thù để có thể chủ động, tự chủ hơn trong sử dụng ngân sách, tăng thẩm quyền cho thành phố trong lĩnh vực đầu tư để đảm bảo khả năng triển khai các dự án đầu tư, thực hiện hiệu quả các dự án trọng điểm và các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội.

Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), quy định về tài chính ngân sách chủ yếu tại Điều 35 “Huy động nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô” và Điều 36 “Sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô”. Đồng thời, tại các điều khoản khác của dự thảo luật cũng thể hiện việc sử dụng ngân sách các cấp của thành phố để chi những khoản chi đặc thù, cao hơn hoặc ngoài quy định đã có của trung ương ở các lĩnh vực như: văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội, khoa học và công nghệ, nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị…; chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读