您现在的位置是:Thể thao >>正文

【kqbd world cup】Những sai phạm nghiêm trọng của ông Lê Tấn Hùng

Thể thao8396人已围观

简介Dấu hiệu lập hợp đồng ảo “chiếm đoạt” hơn 13 tỷ đồngĐược biết, trong chiều 6/7 cơ quan CSĐT Bộ Công ...

Dấu hiệu lập hợp đồng ảo “chiếm đoạt” hơn 13 tỷ đồng

Được biết,ữngsaiphạmnghiêmtrọngcủaôngLêTấnHùkqbd world cup trong chiều 6/7 cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất việc tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở, nơi từng làm việc của ông Lê Tấn Hùng – nguyên Tổng giám đốc SAGRI.

Ông Hùng hiện đang bị tổ công tác Bộ Công an di lý ra Hà Nội để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án về những sai phạm xảy ra tại SAGRI (trụ sở chính trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh) – một trong những doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM.

Suốt thời gian vừa qua, việc hé lộ những dấu hiệu sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại SAGRI nói chung và cá nhân ông Lê Tấn Hùng nói riêng, rất được dư luận quan tâm. Bởi lẽ, những sai phạm của ông Hùng theo nhiều cơ quan chỉ ra là rất nghiêm trọng, và bởi ông Lê Tấn Hùng là em trai của nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải.

{ keywords}
Ông Lê Tấn Hùng và 1 người từng là thuộc cấp, là ông Nguyễn Thành Mỹ bị bắt tạm giam vào ngày 6/7, sau đó bị di lý ra Hà Nội để phục vụ công tác mở rộng điều tra

Ông Lê Tấn Hùng từng giữ cương vị Chỉ huy trưởng lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM. Từ khi ông được điều chuyển, giữ chức vụ lãnh đạo SAGRI đã xảy ra những sai phạm nghiêm trọng về kinh tế mà các đơn vị như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra.

Sai phạm điển hình là trong vòng 1 tháng (từ tháng 10 đến tháng 11/2016) ông Lê Tấn Hùng với vai trò là Tổng giám đốc SAGRI đã ký 10 hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan học tập kinh nghiệm ở nhiều nước, trị giá 13,3 tỷ đồng. Theo điều tra, 10 hợp đồng trên đã được 2 công ty lữ hành là công ty TMDV lữ hành Hoà Bình Quốc tế và công ty Du lịch Thanh niên Xung phong thực hiện, đã xuất hoá đơn tài chính, tất toán…

Đáng nói, khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh thì có 40/70 người có tên trong danh sách đã không tham gia các chuyến đi. 30/70 người không có thông tin xuất – nhập cảnh trên hệ thống quản lý của phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an TP.HCM).

Làm việc với các cơ quan chức năng, 2 doanh nghiệp thừa nhận có ký kết với SAGRI 10 hợp đồng trong giai đoạn cuối năm 2016 nhưng không có tổ chức các chuyến đi. Vụ việc có dấu hiệu SAGRI đã thông đồng với 2 doanh nghiệp lữ hành nhằm xác lập hợp đồng ảo, xuất hoá đơn khống nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Sai phạm nói trên thuộc trách nhiệm của ông Lê Tấn Hùng và bà Nguyễn Thị Thuý, kế toán trưởng của SAGRI.

Những thương vụ làm ăn… mờ ám

Có thể nói, SAGRI có hệ thống các công ty trực thuộc, công ty con, công ty liên kết và liên doanh khá nhiều. Một phần ở thời kỳ lãnh đạo trước và phần lớn thuộc thời kỳ ông Hùng làm lãnh đạo, SAGRI đã có những thương vụ làm ăn mờ ám, dẫn đến thất thoát tài sản Nhà nước cực lớn.

Một vụ việc là công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu nông lâm hải sản (công ty con, 100% vốn của SAGRI) có 10 hợp đồng góp vốn thành lập pháp nhân mới để hợp tác đầu tư 24 khu đất, tổng diện tích 1.900ha.

{ keywords}
Khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Lê Tấn Hùng, tổ công tác đã thu giữ nhiều tài liệu, chứng từ sổ sách

Dù thế SAGRI đã bàn giao các khu đất của công ty nói trên cho các công ty khác; ngoài ra SAGRI còn ký hợp đồng hợp tác giao đất cho các doanh nghiệp khác, đổi lại được hưởng lợi nhuận cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trên các khu đất. Thực chất đây là hình thức SAGRI cho thuê đất.

Những khu đất này, khi UBND TP.HCM giao cho doanh nghiệp, có nói rõ không được cho thuê, mượn, chuyển nhượng hay góp vốn dưới bất kỳ hình thức nào. Dù thế, SAGRI đã thực hiện bàn giao nhà đất hay góp vốn bằng quyền sử dụng đất các tài sản trên khi chưa có văn bản chấp thuận, đồng ý của UBND TP.HCM, chưa có quyết định thu hồi đất, bàn giao đất của cơ quan quản lý Nhà nước.

Ngoài ra, SAGRI đầu tư 1.000 tỷ đồng vào 25 doanh nghiệp là các công ty con, công ty liên kết và các công ty khác. Kỳ lạ, có công ty thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động, có công ty đã ngừng hoạt động từ nhiều năm trước. Việc góp vốn này được xác định là không hiệu quả, gây thua lỗ với số tiền lên đến khoảng 380 tỷ đồng.

SAGRI còn có ký ít nhất 4 hợp đồng vay vốn bằng tiền ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng với mục đích bổ sung nguồn vốn lưu động cho Tổng công ty. Nhưng khi cầm trong tay khoản vay được, SAGRI lại mang đi gửi ở ngân hàng khác. Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến thất thoát 12 tỷ đồng, nguyên nhân là do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.

Không chỉ có các sai phạm trong lĩnh vực nông nghiệp, SAGRI còn có những sai phạm, không hiệu quả khi đầu tư ngoại ngành, chủ yếu là lĩnh vực bất động sản, khu công nghiệp, khu dân cư. Điển hình, SAGRI góp vốn đầu tư vào cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, nhưng không có sự chấp thuận chủ trương bằng văn bản của UBND TP.HCM.

Những cơ quan chức năng như: Thanh tra TP, Kiểm toán Nhà nước và giờ là cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng, sai phạm tài chính xảy tra tại SAGRI là rất nghiệm trọng, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước. Các phi vụ xảy ra chủ yếu trong thời kỳ ông Lê Tấn Hùng làm lãnh đạo nên ông này và lãnh đạo 1 số phòng ban phải chịu trách nhiệm.

Hiện cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Ông Lê Tấn Hùng đối diện với hình phạt 10 – 20 năm tù

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an ông Lê Tấn Hùng bị khởi tố, điều tra về hành vi “vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí: quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Căn cứ điều khoản này thì “phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 – 20 năm tù”.

Bắt tạm giam ông Lê Tấn Hùng

Bắt tạm giam ông Lê Tấn Hùng

Ông Lê Tấn Hùng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi 'Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí'.

Tags:

相关文章