您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả bóng đá biti's】Thiết chế văn hóa “oằn mình” sau siêu bão 正文

【kết quả bóng đá biti's】Thiết chế văn hóa “oằn mình” sau siêu bão

时间:2025-01-26 01:27:31 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

VHO - Sự tàn phá khủng khiếp từ siêu bão số 3 (Yagi) đã khiến nhiều thiết chế văn hóa, thể thao tại kết quả bóng đá biti's

VHO - Sự tàn phá khủng khiếp từ siêu bão số 3 (Yagi) đã khiến nhiều thiết chế văn hóa,ếtchếvănhóaoằnmìnhsausiêubãkết quả bóng đá biti's thể thao tại không ít địa phương bị thiệt hại nặng nề, trong đó có những công trình quy mô, được đầu tư kinh phí xây dựng lớn. “Oằn mình” sau cơn bão, ngành văn hóa nhiều địa phương đã sớm có những thống kê, giải pháp và chủ động triển khai khắc phục hậu quả nhằm đưa những thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động trở lại.

Thiết chế văn hóa “oằn mình” sau siêu bão - ảnh 1
Bảo tàng Quảng Ninh, một trong những thiết chế văn hóa thu hút du khách, bị thiệt hại nặng nề sau siêu bão Ảnh: B.LÂM

 Bão Yagi vào Quảng Ninh với sức tàn phá khủng khiếp đã khiến nhiều công trình kiến trúc, văn hóa bị thiệt hại nặng nề. Có lẽ, những con số thống kê ngay sau cơn bão cũng chưa thể hiện đầy đủ.

Tàn phá nặng nề

Báo cáo từ Sở VHTT Quảng Ninh cho biết, nhiều công trình văn hóa lớn như bảo tàng, thư viện, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh…, vốn là những điểm nhấn trong diện mạo hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn đã bị thiệt hại nặng sau cơn bão số 3.

Đơn cử như Bảo tàng Quảng Ninh, nhiều năm qua vốn là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách. Thế nhưng ngay sau cơn bão, người dân và du khách không khỏi xót xa, tiếc nuối trước quang cảnh tiêu điều, tan hoang của một công trình mang tính biểu tượng của kiến trúc, văn hóa tại Quảng Ninh. Cảnh quan bên ngoài bị tàn phá nặng nề, nhiều tấm kính cường lực phía trước bị phá hỏng...

Theo thống kê sơ bộ, kính cường lực đen, cường lực trắng, kính lan can bị vỡ hỏng gần 1.200m2; vách và trần thạch cao hỏng 714m2; 5 bộ cửa kính thủy lực bị hỏng; 344m lan can, cột cờ inox bị bão đánh hỏng; 1.000m2 mái tôn chống nóng cũng bị thiệt hại. Ngoài ra, biển chữ, biển tên công trình cùng nhiều vật dụng như loa, ghế, bậc đá, thang máy... cũng bị bão phá hủy.

Thông tin từ Bảo tàng cho biết, do tấm kính phía trên bị phá hủy, mưa bão làm nước chảy xuống phía dưới, nhân viên bảo tàng đã dùng bạt che các mẫu vật trưng bày, đồng thời triển khai các biện pháp hạn chế tác động ảnh hưởng đến các hiện vật trưng bày phía trong Bảo tàng.

Công trình Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm cũng là thiết chế lớn tại Quảng Ninh bị hư hại nặng nề. Sở VHTT Quảng Ninh cho biết, hệ thống trần, mái, vách kính, cửa, hệ thống đèn điện chiếu sáng… trong công trình bị hư hỏng khá nhiều, với gần 600m2 kính cường lực trắng; gần 300m2 tấm nhựa Cacbonat màu đen, alu ốp ngoài; hệ thống cửa kính thủy lực, cửa chống cháy; biển tên công trình; sa bàn quy hoạch địa phương; cây xanh, thang máy, máy chiếu, màn hình led, trần thạch cao, ghế phòng họp 100 chỗ...

Tại Hải Phòng, Sở VHTT cho biết, cơn bão số 3 có cường độ mạnh đã gây ra thiệt hại, hư hỏng tài sản, các công trình, trụ sở cơ quan, đơn vị, các di tích, danh lam thắng cảnh, các công trình thể thao do Sở quản lý.

Tổng kinh phí thiệt hại liên quan đến các công trình thuộc ngành văn hóa Hải Phòng quản lý ước trên 51 tỉ đồng. Trong đó, trụ sở Bảo tàng Hải Phòng trong tình trạng hỏng mái nhà trưng bày, sạt ngói trên mái tòa nhà, hỏng hệ thống chống thấm, ảnh hưởng hệ thống trưng bày và kho cơ sở; hệ thống điện, an ninh xung quanh bảo tàng bị đứt gãy do cây đổ, gió giật.

Bên cạnh đó là những ảnh hưởng lớn đến các di tích trên địa bàn. Di tích quốc gia đền Nghè bị lật mái, hỏng 1 con nghê cổ nóc hậu cung. Đình Hàng Kênh bị hỏng phần mái đình, văn từ, nhà tả vu, hữu vu ngói bị xô, một số kết cấu của di tích bị gãy, vỡ do cây đổ, 1 nghê cổ ở cột trụ tam quan bị gãy hỏng; gãy đầu đao Văn Chỉ (nơi thờ các vị trạng nguyên, tiên hiền), 80% cây xanh, cổ thụ trong khuôn viên di tích bị bật gốc, gãy đổ; tường bao xung quanh di tích và tường bao quanh hồ bán nguyệt bị đổ.

Di tích lịch sử khảo cổ bãi cọc Cao Quỳ bị gió bão gây hư hại nặng, khu nhà bạt của khu vực bảo quản cọc nguyên gốc bị rách, cong hệ thống khung; một phần tường bao quanh di tích bị gãy đổ; toàn bộ mái nhà trạm biến áp, trạm bơm tuần hoàn lọc kín nước bảo quản gỗ nguyên gốc, khu nhà xe bị gió thổi bay mất mái; toàn bộ vườn lim trong di tích bị gió bật gốc, đổ gãy; hệ thống điện, chiếu sáng, và hệ thống cây xanh bị hỏng, gãy đổ.

Thiết chế văn hóa “oằn mình” sau siêu bão - ảnh 2
Bảo tàng Hải Phòng phải dừng hoạt động để khắc phục hậu quả sau bão Ảnh: BẢO TÀNG HẢI PHÒNG

Cũng trên địa bàn TP Hải Phòng, nhiều thiết chế văn hóa khác bị cơn bão tàn phá, gây thiệt hại nghiêm trọng như trụ sở Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố, Nhà hát Thành phố, Nhà hát Tháng Tám; trụ sở làm việc Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh; Rạp Công nhân; trụ sở làm việc Đoàn Nghệ thuật Múa rối, Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch, Đoàn ca múa, Đoàn cải lương, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao (Khu vực 17 Lạch Tray, Khu nhà Liên hợp thể thao; Khu Bể bơi Bến Bính; Khu Huấn luyện Đua thuyền)…

Tại Hải Dương, thống kê chỉ riêng tại huyện Thanh Miện đã có tới 125 thiết chế văn hóa, công trình công cộng bị hư hại nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt của cộng đồng.

Thiết chế văn hóa “oằn mình” sau siêu bão - ảnh 3
Khu di tích Bãi cọc Cao Quỳ bị thiệt hại do bão. Ảnh: BẢO TÀNG HẢI PHÒNG

“Chạy đua” khắc phục hậu quả

Sở VHTTDL Nam Định cho biết, là một trong những địa phương chịu nhiều thiệt hại sau bão lũ, ngay sau khi cơn bão số 3, Sở đã huy động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhanh chóng khắc phục hậu quả, đảm bảo các vấn đề về an toàn, vệ sinh môi trường…

Báo cáo từ Sở VHTTDL Nam Định cũng cho biết, nhiều công trình thiết chế văn hóa, thể thao trọng điểm trên địa bàn đã chịu thiệt hại lớn. Bảo tàng tỉnh bị hư hại một số bộ phận như trần, hành lang phía trước, khuôn viên ngoại thất, hệ thống chiếu sáng...

Di tích lịch sử, văn hóa Cột Cờ bị vỡ biển giới thiệu di tích; gãy đổ cây và bóng điện chiếu sáng. Khu trải nghiệm tổ chức hoạt động giáo dục, hệ thống trang trí, pano bị rách và đứt gãy…

Thiết chế Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định cũng trong tình trạng bị hư hỏng, toàn bộ mái tôn, trần thạch cao hội trường, sân khấu luyện tập bị hỏng; hệ thống cửa dập vỡ. Tại Cung Thể thao, biển tên bị gió thổi bay; cổng inox bị gió đánh hỏng…

Tại Quảng Ninh, ngay sau cơn bão, một “cuộc đua” với sự khắc nghiệt của thời gian, thời tiết để khắc phục hậu quả thiên tai đã được khẩn trương triển khai. Thiệt hại ước tính ban đầu của 2 công trình Bảo tàng tỉnh và Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh là trên 70 tỉ đồng.

Hiện Bảo tàng tỉnh vẫn đang “chạy đua” khắc phục hậu quả do bão số 3, với mục tiêu đón khách trở lại từ ngày 1.10.2024. Tuy nhiên, theo Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, việc khắc phục cũng như trả lại nguyên vẹn cho công trình cần nhiều thời gian, kinh phí.

Sau cơn bão, viên chức và người lao động của bảo tàng đã khẩn trương thống kê thiệt hại, dọn dẹp vệ sinh, tái tạo cảnh quan môi trường… Bảo tàng cũng phát động thực hiện chiến dịch 15 ngày đêm (từ ngày 16 - 30.9) tới toàn thể viên chức, người lao động, dồn toàn lực khắc phục hậu quả cơn bão.

Những nhiệm vụ chính được đặt ra gồm chỉnh lý không gian trưng bày, rà soát bổ sung, vệ sinh và bảo quản phòng ngừa các hiện vật trưng bày… nhằm sớm đưa Bảo tàng hoạt động trở lại, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của cộng đồng.

Với những thiệt hại tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh sẽ lập một dự án riêng để sửa chữa lại. Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh đang được giao cho Bảo tàng Quảng Ninh quản lý và sử dụng.

Tại Hải Phòng, hàng loạt công trình thiết chế, di tích trong tình trạng hư hỏng nặng cũng đang được ngành văn hóa địa phương chủ động, khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, nhằm sớm ổn định và hoạt động trở lại.

Bảo vệ các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch và cơ sở vật chất trước ảnh hưởng của bão lũ cũng là một nội dung trọng tâm được Bộ VHTTDL nhấn mạnh tại công văn mới đây gửi các đơn vị trực thuộc Bộ.

Theo đó, Bộ VHTTDL yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tiếp tục kiểm tra, rà soát, có phương án bảo vệ các thiết chế văn hóa, thể thao, du lịch và cơ sở vật chất do đơn vị quản lý.

Bên cạnh đó, kịp thời báo cáo những công trình, hạng mục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Xác định đầu tư, phát huy tối đa hiệu quả các thiết chế là nhiệm vụ trọng tâm trong các mục tiêu đầu tư cho văn hóa tại nhiều địa phương cả nước trong thời gian qua.

Tuy nhiên, những tác động từ thiên tai cùng những hiểm họa chưa được lường trước như trận siêu bão vừa qua đã tác động không nhỏ, khiến cho hệ thống thiết chế với nhiều công trình quy mô, hiện đại, tầm vóc… chịu thiệt hại nặng nề.

Thực trạng đặt ra vấn đề cần cấp bách được đầu tư sửa chữa, đảm bảo khả năng hoạt động trở lại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân. Bên cạnh đó, một vấn đề lớn được đặt ra là lường trước những giải pháp nhằm bảo vệ tối đa sự an toàn cho các thiết chế trước những cơn giông bão.