【thứ hạng của al taawon】Sự tích cực của thị trường kỳ vọng kéo dài tới hết tháng 8

时间:2025-01-10 09:49:52来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

Đây là nhận định của ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam (VNCS) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

*PV:Thưa ông,ựtíchcựccủathịtrườngkỳvọngkéodàitớihếttháthứ hạng của al taawon những phiên giao dịch gần đây, TTCK đã có sự phục hồi khá rõ nét và chỉ số đã lấy lại mốc 1.000 điểm khá vững chắc. Ông đánh giá thế nào về sự hồi phục này?

- Ông Đỗ Bảo Ngọc:Tôi cho rằng, đợt hồi phục này của thị trường là tất yếu, khi trong đợt suy giảm vừa qua đã cho thấy hiện tượng sụt giảm quá đà, do tác động tiêu cực từ hiện tượng cắt giảm margin.

Tôi cho rằng, dòng vốn ngoại sẽ còn tiếp tục mua ròng trong thời gian tới, khi triển vọng TTCK Việt Nam vẫn là một điểm sáng tại châu Á. Mặt khác, mặt bằng giá hiện này cũng ở mức định giá phù hợp để đầu tư trung và dài hạn.

Đỗ Bảo Ngọc

Ông Đỗ Bảo Ngọc

Cụ thể, chỉ số VN-Index đã giảm từ mức 1.210 điểm xuống mức thấp nhất là quanh 920 điểm, tức giảm gần 24%. Trong đó, có nhiều cổ phiếu bluechips đã giảm hơn 30% từ đỉnh thiết lập trong tháng 3/2018.

Mặt bằng giá cổ phiếu đã trở về mức khởi đầu của năm 2018, trong khi kết quả kinh doanh (KQKD) của các doanh nghiệp niêm yết trong quý I vẫn tăng trưởng rất ấn tượng, nhất là nhóm cổ phiếu dẫn dắt trong VN30.

Mức sụt giảm chung gần 24% cũng đưa mức P/E của thị trường Việt Nam từ mức trên 20 lần về mức bình quân 16 -17 lần. Đây là mức có thể coi là hấp dẫn so với rất nhiều thị trường tại châu Á.

Ngoài ra, kinh tế vĩ mô tại Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận những chuyển biến tích cực (tăng trưởng kinh tế, lãi suất, lạm phát, xuất nhập khẩu…).

Chính vì vậy, tôi không bất ngờ khi dòng tiền bắt đáy trở lại và tranh thủ mua nhiều cổ phiếu tốt với mức giá tốt, từ đó kéo theo sự hồi phục tích cực trở lại của thị trường chung.

*PV:Dòng vốn ngoại có chiều hướng giao dịch tích cực hơn. Xu hướng bán ròng đã giảm khá mạnh, thậm chí đã xuất hiện những phiên mua ròng. Ông nghĩ thế nào về dòng vốn ngoại hiện nay? Ông dự báo thế nào về khả năng mua ròng trở lại của khối này?

- Ông Đỗ Bảo Ngọc:Trong tháng 4 và tháng 5/2018, thị trường ghi nhận hiện tượng bán ròng mạnh của khối ngoại thông qua giao dịch khớp lệnh trên sàn và mua ròng lớn của họ thông qua giao dịch thỏa thuận VHM. Việc họ bán ròng lớn qua giao dịch khớp lệnh trên sàn trong hai tháng 4 và 5/2018 đã là một trong những yếu tố tác động tiêu cực tới thị trường Việt Nam, khiến chỉ cố VN-Index giảm mạnh. Tuy nhiên, tính cả giao dịch thỏa thuận thì cơ bản khối ngoại vẫn mua ròng lớn tại thị trường Việt Nam (mua ròng 1.496 tỷ đồng trong tháng 4 và mua ròng 22.923 tỷ đồng trong tháng 5/2018).

Chúng tôi nhận thấy, hiện tượng cơ cấu danh mục của nhiều quỹ ngoại trong tháng 4 và 5/2018. Ngoài ra, có một bộ phận giao dịch của khối ngoại là chốt lời, khi họ đã đạt lợi nhuận lớn trong 2 năm gần đây (2016 – 2017). Tuy nhiên đây là hoạt động chốt lời thông thường và họ có thể mua trở lại khi mặt bằng giá về mức hợp lý.

Chúng tôi không nhận thấy có hiện tượng rút vốn khỏi thị trường Việt Nam như lo ngại của nhiều nhà đầu tư. Chúng ta có thể nhìn thấy điều đó thông qua sự ổn định của tỷ giá VND/USD (chỉ tăng nhẹ theo xu hướng chung của việc FED tăng lãi suất), lạm phát trong tầm kiểm soát và lãi suất vẫn ổn định ở mức thấp.

Khởi đầu tháng 6/2018, khối ngoại đã mua ròng trở lại. Tính tới hết ngày 8/6/2018 thì tổng giá trị mua ròng của họ trong tháng 6 đã đạt 173 tỷ đồng. Thực tế này cho thấy sự chuyển hướng sang mua ròng tích cực của khối ngoại.

Tôi cho rằng, dòng vốn ngoại sẽ còn tiếp tục mua ròng trong thời gian tới, khi triển vọng TTCK Việt Nam vẫn là một điểm sáng tại châu Á. Mặt khác, mặt bằng giá hiện này cũng ở mức định giá phù hợp để đầu tư trung và dài hạn.

*PV:Thị trường tăng trở lại những phiên gần đây mặc dù chưa khẳng định được điều gì, nhưng rõ ràng xu hướng ngắn hạn đã “sáng” hơn hẳn. Vậy, ông nhận định thế nào về xu hướng ngắn hạn của thị trường và tháng 6 này?

- Ông Đỗ Bảo Ngọc:Tôi đánh giá lạc quan về TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8/2018. Tháng 6 sẽ là tháng bắt đầu cho thấy thị trường đang dần lấy lại xu thế tăng trưởng cho trung hạn. Các chỉ số đã có tuần tăng điểm tích cực trong tuần đầu tháng 6/2018. Hiện nay, nhiều cổ phiếu đã có mức tăng từ 15% - 20% từ mức đáy trong tháng 5/2018; do đó ngắn hạn áp lực bán chốt lời đang khiến các chỉ số thu hẹp lại đà tăng. Nhiều cổ phiếu lớn cho tín hiệu điều chỉnh kỹ thuật và không loại trừ khả năng có thể có điều chỉnh kỹ thuật trong tuần thứ 2 của tháng 6 (11/6 – 15/6/2018).

Trong tuần này, thị trường sẽ ghi nhận nhiều sự kiện có thể khiến giới đầu tư thận trọng quan sát như: FED sẽ có phiên họp định kỳ vào ngày 14 - 15/6/2018 để đưa ra các quyết định về lãi suất và định hướng chính sách cho 6 tháng cuối năm 2018; hoạt động cơ cấu danh mục của các quỹ VNM ETF và FTSE ETF sẽ diễn ra trong tuần và kết thúc vào ngày 15/6/2018.

Theo đó, quá trình điều chỉnh có thể diễn ra để thị trường kiểm nghiệm lại sức cầu và các vùng hỗ trợ quan trọng. Tôi cho rằng, kết thúc của quá trình điều chỉnh kỹ thuật này thì các chỉ số sẽ tiếp tục tăng trở lại để chinh phục các vùng kháng cự cao hơn. Thị trường được kỳ vọng sẽ tích cực hơn trong 2 tuần cuối tháng 6 và có thể kéo dài tới hết tháng 8/2018, với các thông tin hỗ trợ từ KQKD quý II/2018 bắt đầu "rò rỉ" từ đầu tháng 7 và được công bố chính thức.

*PV:Về cuối tháng này, thông tin về kết quả kinh doanh (KQKD) quý II/2018 có thể manh nha xuất hiện, theo ông, liệu mùa công bố KQKD quý này có sôi nổi hơn so với quý I trước đó không?

- Ông Đỗ Bảo Ngọc:Tôi cho rằng, KQKD quý II/2018 sẽ có sự phân hóa, khi nhiều nhóm cổ phiếu được kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, tuy nhiên cũng có nhiều nhóm lại được dự báo không mấy tích cực. Theo đánh giá của tôi, các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và bluechips mang tính dẫn dắt thị trường vẫn sẽ có KQKD tích cực so với cùng kỳ năm 2017, mặc dù mức tăng trưởng chưa chắc đã cao hơn so với quý I/2018. Do đó, xu thế chung của thị trường cho mùa báo cáo quý II này, tôi đánh giá là khá tích cực, mặt bằng chung của các chỉ số là theo hướng tăng trưởng.

Có rất nhiều nhóm cổ phiếu đã về mức giá hấp dẫn sau nhịp giảm vừa qua. Tôi thấy có cơ hội tăng trưởng trong tương lai ở một số nhóm cổ phiếu như: ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng và bán lẻ …

*PV:Xin cảm ơn ông!

Duy Thái

相关内容
推荐内容