【ket qua u21 chau au】Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong các dự án giao thông PPP để thêm hấp dẫn nhà đầu tư
Hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng trong phát triển toàn diện kinh tế Đề nghị giải ngân dự án thu hồi đất,ăngtỷlệvốnNhànướctrongcácdựángiaothôngPPPđểthêmhấpdẫnnhàđầutưket qua u21 chau au hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành đến hết năm 2024 Đề xuất 5 nhóm chính sách đặc thù để đầu tư xây dựng dự án giao thông đường bộ |
Các đại biểu tham gia thảo luận tại tổ. |
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của đầu tư công và hạ tầng giao thông đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) cho rằng, động lực quan trọng và dẫn dắt nền kinh tế phát triển là đầu tư công. Dự kiến đầu tư công năm 2023 đã giải ngân được khoảng 54% và giải ngân đạt khoảng 60% kế hoạch 5 năm. Vì thế, việc đẩy nhanh đầu tư công sẽ giúp hỗ trợ phát triển kinh tế, giải quyết được các điểm nghẽn về giao thông, tạo việc làm, bổ sung lực lượng lao động cho triển khai đầu tư công.
Do đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân bày tỏ đồng tình với nội dung của Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ mà Chính phủ trình Quốc hội.
Về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương, đại biểu Trần Hoàng Ngân đồng tình với việc phân cấp cho UBND các tỉnh thành quyền hạn, đồng thời sử dụng vốn ngân sách của địa phương để hỗ trợ cho các tuyến đường đi qua nhiều địa phương.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu lo ngại việc triển khai các quy định về thí điểm cơ chế đặc thù có thể dẫn đến hệ lụy tiêu cực. Vì vậy, các đại biểu đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Hà Nội) cho rằng, Nghị quyết đã giải quyết được các vấn đề vướng mắc do chính các quy định pháp luật chưa phù hợp thực tế, nhưng chỉ giới hạn cho một số dự án mà chưa xét hết các dự án đang cần tháo gỡ các vướng mắc bởi chính các quy định pháp luật chưa phù hợp với thực tế này. Quốc hội không thể giải quyết riêng lẻ từng dự án nên cần có sự điều chỉnh phạm vi để Chính phủ có thể giải quyết các vướng mắc.
Đại biểu Đỗ Đức Hiển (đoàn TPHCM) cho rằng, cần tính toán thêm về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm. Hơn nữa, đây là dự án thí điểm rất cần thiết và cấp bách, vì vậy cần thực hiện theo nguyên tắc phân cấp từ Trung ương đến địa phương.
Đặc biệt, trong 5 nhóm chính sách đặc thù, các đại biểu Quốc hội quan tâm bày tỏ đồng tình về sự phù hợp của chính sách tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, thời gian qua, vốn thu hồi đất, vốn đền bù, vốn hỗ trợ tái định cho các dự án chiếm tỷ lệ cao, nên đề xuất này là hợp lý. Vị này cũng nêu, Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã ban hành nhưng ít dự án PPP được triển khai, không hấp dẫn nhà đầu tư do giới hạn dưới vốn NSNN tối đa 50%, nên cần tăng tỷ lệ này.
Đại biểu Vũ Tiến Lộc dẫn chứng, thực tế cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2016-2021 thì chỉ có các dự án có vốn NSNN 55-65% mới lựa chọn được Nhà đầu tư. Do đó, cần ưu tiên bố trí vốn NSNN tối đa 70% cho các dự án ở vùng miền núi khó khăn.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (đoàn Ninh Thuận) nêu, khi thực hiện các dự án giao thông đường bộ, chi phí để thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm tổng mức đầu tư rất lớn. Do đó, nếu không tăng nguồn vốn đầu tư của nhà nước thì cũng sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng Ủy ban Kinh tế cần tăng cường giám sát hình thức đầu tư PPP để làm rõ những khó khăn, kiến nghị giải pháp điều chỉnh, tăng hiệu quả của các dự án giao thông PPP.
Dự án sân bay Long Thành: Cần đánh giá chính xác nguyên nhân chậm trễ để tìm giải pháp Cũng tại phiên thảo luận tổ ngày 27/10, liên quan đến việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với những kiến nghị của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ đề xuất giảm tổng mức đầu tư dự án; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024; bổ sung nội dung bố trí tái định cư các hộ dân do thu hồi đất để thực hiện đầu tư hai tuyến giao thông kết nối T1, T2 vào Khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn… Tuy nhiên một số ý kiến tỏ ra băn khoăn khi Tờ trình của Chính phủ chưa phân tích kỹ nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của địa phương, của Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện dự án, đặc biệt là để chậm trễ về thời gian. Vì thế, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị, trong quá trình rà soát, phải đánh giá một cách chính xác hơn nữa các nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan để có thể tìm ra giải pháp. Hơn nữa, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) còn bày tỏ băn khoăn về việc thực hiện đúng thời hạn hết năm 2024 như đề xuất. Do đó, vị này đề nghị, Chính phủ cũng cần có một đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo đánh giá cụ thể, rành mạch để trình Quốc hội về tiến độ hoàn thành Dự án. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/476b298640.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。