Cả nước có 26.145 hợp tác xã,ổsunghợptácxãvàođốitượngđượchỗtrợtrongNghịquyếtcủaChínhphủlich bong da ý trong đó 17.060 hợp tác xã nông nghiệp |
Trong giải trình về đề nghị bổ sung đối tượng hợp tác xã, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, hợp tác xã là một trong những lực lượng sản xuất kinh doanh quan trọng, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tếxã hội.
Các chính sách, giải pháp hỗ trợ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tại Dự thảo Nghị quyết mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ theo hướng áp dụng chung cho đối tượng doanh nghiệpvà hợp tác xã. Có thể kể đến các tài khóa (thuế, phí, lệ phí, các khoản phải nộp); tín dụng, hỗ trợ người lao dộng, người sử dụng lao động, cắt giảm chi phí (phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, ký quỹ kinh doanh lữ hành du lịch...); ưu tiên tiêm vắc xin, hướng dẫn về luồng xanh, chính sách cách ly y tế, mô hình tô chức sản xuất kinh doanh an toàn...
“Do vậy, việc bổ sung đối tượng hợp tác xã sẽ không làm thay đổi nội hàm các chính sách, giải pháp quy định tại Dự thảo Nghị quyết đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng.
Trước đó, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng đã có đề nghị gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ về việc ghi rõ cụm từ doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ nội dung Nghị quyết, sửa tiêu đề của Nghị quyết, thành Nghị quyết về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo quan điểm của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các hợp tác xã đang chịu tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19. 90% tổng số hợp tác xã giảm mạnh doanh thu, tỷ lệ lớn hợp tác xã hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ; chi phí đầu vào tăng...
Hiện tại, cả nước có 26.145 hợp tác xã, trong đó 17.060 hợp tác xã nông nghiệp và 7.897 hợp tác xã phi nông nghiệp, 106 liên hợp tác xã và gần 12 ngàn tổ hợp tác, thu hút 8 triệu thành viên là đại diện hộ gia đình...