Dự luật cũng đã nhanh chóng được Tổng thống Barack Obama ký thành luật,ợcôngvẫnđeođẳngnướcMỹsoi kèo coventry chỉ vài tiếng trước khi kim đồng hồ chỉ đúng điểm đánh dấu thời hạn chót là nửa đêm 2-8 (theo giờ Mỹ). Nhưng liệu đám mây nợ nần và bất ổn bao trùm kinh tế Mỹ có thực sự tan đi như hứa hẹn của Tổng thống Obama thì vẫn chưa ai trả lời được. Điểm quan trọng nhất trong Luật Kiểm soát ngân sách năm 2011 (BCA-2011) vừa được ban hành là quy định cho phép Mỹ nâng mức trần nợ công thêm 2.100 tỷ USD (từ mức 14.300 tỷ USD hiện nay) và chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được thực hiện ngay trong năm nay với mức tăng thêm 900 tỷ USD tiền nợ vay, trong đó Bộ Tài chính có thể vay bổ sung ngay lập tức 400 tỷ USD, còn lại 500 tỷ USD có thể bổ sung vào mùa thu. Giai đoạn 2 của việc nâng mức trần nợ sẽ được thực hiện từ cuối năm cho đến hết 2013 với 1.200 tỷ USD tiền bổ sung. Tuy nhiên, kèm theo quyết định nới trần nợ là yêu cầu cắt giảm thâm hụt ngân sách 2.500 tỷ USD trong 10 năm tới và chia làm 2 giai đoạn: Chi tiêu nội địa và chi tiêu quốc phòng. Mặc dù quy định cắt giảm này không "động chạm" đến các chương trình an sinh xã hội, chăm sóc y tế và trợ giúp y tế, song dường như nó mới chỉ động đến phần ngọn mà chưa giải quyết tận gốc điểm yếu nhất của nền kinh tế số một thế giới này, khi mà giới phân tích nhận định cuộc khủng hoảng nợ thực sự của nước Mỹ sẽ đến vào năm 2020 khi mà các khoản chi cho chăm sóc y tế và lương hưu sẽ tăng mạnh. Nguyên nhân cơ bản nhất được cho là do tình trạng lão hóa dân số. Nếu những năm 60 của thế kỷ trước, ngân sách quốc phòng của Mỹ chiếm 52% chi tiêu liên bang thì hiện nay, con số này giảm xuống còn 20%, bao gồm cả hai cuộc chiến tại Iraq và Afganistan, và vẫn đang tiếp tục giảm. Trong khi đó, khoảng một nửa ngân sách liên bang Mỹ hiện đã được dành cho các chương trình chăm sóc, hỗ trợ y tế và an sinh xã hội. Theo tính toán, hàng năm ngân sách liên bang Mỹ đang phải chi cho mỗi người Mỹ trên 65 tuổi tới 26.000 USD. Nếu không có gì thay đổi, ba chương trình phúc lợi này sẽ ngốn toàn bộ ngân sách của Mỹ trong vòng 25 năm tới. Nhưng nếu như tính cả những khoản nợ chưa được tài trợ, gồm: An sinh xã hội (8.000 tỷ USD), Chăm sóc y tế (22.800 tỷ USD) và Hỗ trợ y tế (35.800 tỷ USD), theo nhà kinh tế Mary Meeker, quyết toán hiện nay của Chính phủ Mỹ đang thâm hụt ròng khoảng 35.000 - 40.000 tỷ USD và đây chính là lý do phải cắt giảm mạnh các chương trình xã hội, kết hợp thêm với việc tăng thuế. Nhưng đáng tiếc là văn kiện BCA-2011 đã không xử lý dứt điểm "khối u" này. Không những thế, nó còn khiến cho "khối u" tiếp tục phát triển ở mức không thể kiểm soát, phá hủy các chương trình lành mạnh của chính phủ và đặt gánh nặng ngày càng lớn lên vai các thế hệ tương lai. Cách đây 10 năm, nhà kinh tế Pete Peterson từng cho rằng, cuộc khủng hoảng lớn nhất trong thế kỷ 21 không phải là cuộc quyết đấu hạt nhân, hoạt động khủng bố hay biến đổi khí hậu, mà chính là sự lão hóa dân số, với số người cao tuổi tăng mạnh trong khi số thanh niên lại giảm nhanh chưa từng thấy. Hiện nay, tỷ lệ người lao động so với người về hưu là 3:1 nhưng sẽ giảm xuống 1,5:1 hoặc thậm chí 1:1. Khi đó, nợ công vẫn sẽ là chính sách làm đau đầu các nhà lập pháp nước Mỹ khi mà chính phủ liên bang sẽ phải tiếp tục vật lộn với “khối u” đã có biểu hiện di căn, trong khi sự phân cực trong Quốc hội Mỹ vẫn là di sản không tránh được trong bất kỳ cuộc chiến về nợ công nào. Vũ Hà |