Bộ Hải quan và Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ (MoCT)- cơ quan được thành lập năm 2011 với việc sáp nhập cơ quan Hải quan và Bộ Thương mại,ảiquanThổNhĩKỳtăngcườngquảnlýrủkq ligue 2 đã ký thỏa thuận hợp tác với Hải quan Đức và Hải quan Anh với trọng tâm nâng cao năng lực đánh giá, thu thập thông tin và đánh giá rủi ro của Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự án hợp tác này có tên gọi “Hiện đại hóa Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ VI- Quản lý rủi ro” có thời gian thực hiện trong 1 năm, bắt đầu từ ngày 1-2-2012 đến ngày 1-2-2013. Mục đích của dự án nhằm nâng cao năng lực của nhân viên Hải quan trong việc giải quyết các hành vi gian lận thương mại hàng hóa cũng như ma túy và chất nổ để bảo đảm an ninh cho biên giới Liên minh Châu Âu (EU) và giúp Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành các nhiệm vụ, nghĩa vụ của một cơ quan Hải quan Châu Âu có năng lực.
Hệ thống phân tích rủi ro của MoCT phân loại các giao dịch dựa trên cơ sở cho điểm với các mức rủi ro thấp, rủi ro trung bình và rủi ro cao. Việc cho điểm căn cứ vào lịch sử quá trình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, ví dụ như cơ chế doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO)…
Hệ thống này cho phép MoCT tiến hành kiểm tra dựa trên rủi ro với bước đầu tiên là xác định các chuyến hàng có rủi ro cao từ những thông tin đã có trước khi hàng hóa đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Các đặc điểm kinh tế, đặc thù địa phương cũng đều được cân nhắc khi phân tích đánh giá. Quy trình thủ tục hải quan được rút ngắn với thủ tục đơn giản hóa cho phép đưa Thổ Nhĩ Kỳ vào nhóm những quốc gia có năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.
Hoạt động quản lý và phân tích rủi ro được quản lý bởi Cục Phân tích rủi ro thuộc Tổng cục quản lý rủi ro và Kiểm tra. Việc phân tích ro tại 16 Cục Hải quan vùng do các đơn vị phân tích rủi ro- được thành lập từ năm 2012, thực hiện. Các nhân viên Hải quan chuyên về phân tích rủi ro được huấn luyện về nghiệp vụ hải quan và tham gia các chương trình đào tạo do chuyên gia Hải quan Đức, Anh giảng dạy.
Trong khuôn khổ dự án, các nhân viên Hải quan liên quan đến phân tích rủi ro được đào tạo sâu về phân tích thông tin khai báo hải quan, bản lược khai, hồ sơ chuyển phát nhanh, khai thác hệ thống Quá cảnh tin học hóa mới của EU (NCTS), sử dụng kho dữ liệu thống kê… Đã có 12 khóa đào tạo và 38 hội thảo được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham gia của 722 lượt nhân viên Hải quan. Ngoài ra, 35 nhân viên đã được lựa chọn cử đi khảo sát, nghiên cứu tại Hải quan Đức và Anh. 16 nhân viên Hải quan được tham gia khóa học về “đào tạo các nhà đào tạo” với những nội dung về phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ hải quan.
Các chuyên gia dự án đã xây dựng 2 tài liệu quan trọng là “Chiến lược hoạt động” và “Hướng dẫn phân tích rủi ro”. Tài liệu hướng dẫn phân tích rủi ro giải thích các phương pháp phân tích, đánh giá và đặc biệt là xác định các dữ liệu quan trọng có thể được sử dụng để phân tích và xác định trọng điểm những chuyến hàng nghi vấn. Trong tài liệu còn có các ví dụ về các trường hợp phân tích và bắt giữ đã được thực hiện. Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ rà soát và cập nhật hệ thống quản lý rủi ro mà còn xúc tiến nghiên cứu một cơ cấu tổ chức mới về quản lý rủi ro cho cấp vùng.
Dự án còn giới thiệu những thủ tục đơn giản hóa về quản lý rủi ro đã được áp dụng ở Đức và Anh. Một đầu ra quan trọng của dự án đã đóng góp vào việc xây dựng Luật Hải quan mới của Thổ Nhĩ Kỳ được thông qua vào tháng 1-2013 trong đó bao gồm những khái niệm quan trọng như người ủy thác và người được ủy thác hợp pháp, AEO… nhằm đảm bảo phù hợp với các quy định của EU.
Sau khi Luật Hải quan mới được thông qua, MoCT đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về các quy định mới trong Luật Hải quan mới được thông qua cho các doanh nghiệp. Thời gian tới, ngoài việc thay đổi về quy định quản lý hải quan, Hải quan Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ tiến hành tái cơ cấu tổ chức để hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu xử lý các giao dịch thương mại trong khu vực./.
Vân Anh