当前位置:首页 > La liga

【cách tính kèo bóng đá】Quản lý tài khóa hiệu quả giúp Việt Nam ứng phó cú sốc Covid

Ảnh minh họa

Việt Nam chưa phải tăng nợ vay quốc tế vì Covid-19

TheảnlýtàikhóahiệuquảgiúpViệtNamứngphócúsốcách tính kèo bóng đáo một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới (WB), ảnh hưởng kinh tế của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là ít trầm trọng hơn so với nhiều quốc giá khác. GDP tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù thấp hơn nhiều so với thời gian qua. Lạm phát được kiềm chế mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng tín dụng của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp. Việt Nam vẫn duy trì được thặng dư thương mại và thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào mặc dù xuất khẩu có bị chững lại trong những tháng gần đây. Mặc dù cân đối tài khóa có xấu đi do thu ngân sách giảm, nhưng Chính phủ có khả năng chịu được cú sốc nhờ có dự trữ được tích lũy và sử dụng các nguồn vốn dự phòng, hạn chế phải sử dụng vay nợ mới.

Theo ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam, có được thành công này là do Việt Nam làm rất tốt quản lý tài khóa. Kể từ năm 2016, chúng ta đã có dư địa tài khóa, tỷ lệ nợ/GDP giảm gần 7% trong vòng 3 năm - là điều chưa từng có. Điều này là nhờ chính sách quản lý tài khóa rất tốt của Chính phủ, khi vừa có khả năng giảm được nợ công nhưng đồng thời cũng tích lũy được rất nhiều ngân quỹ. Sau ba năm củng cố tình hình tài khóa giúp tạo được dư địa đáng kể, Chính phủ đã và đang có khả năng ứng phó với cú sốc Covid-19. Chính sách tài khóa cẩn trọng được các cấp có thẩm quyền theo đuổi trong vài năm qua đã tạo ra dư địa tài khóa với một lượng ngân quỹ đáng kể được tích lũy - cỡ khoảng 8 tỷ USD vào cuối năm 2019. Chính vì vậy, Chính phủ không có nhu cầu bức thiết phải vay nợ trên các thị trường trong nước hay nước ngoài trong những tháng qua, rất khác với những gì được chứng kiến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính phát hành 96,1 nghìn tỷ đồng (khoảng 4,3 tỷ USD) trái phiếu chính phủ với kỳ hạn bình quân 14,1 năm và lãi suất hàng năm bình quân khoảng 3%, nghĩa là thấp hơn 14% so với 2019. Chính phủ chưa phải vay trên thị trường quốc tế hoặc phải yêu cầu các đối tác truyền thống hỗ trợ cho ngân sách.

Có thể chi tiêu nhiều hơn nhưng phải chi tiêu tốt hơn

Một trong những hướng hành động để duy trì tăng trưởng và phục hồi kinh tế được WB khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới là tập trung vào chính sách tài khóa - công cụ truyền thống để kích thích khôi phục kinh tế trong thời gian tới. Theo ông Morisset, Chính phủ có vị thế để chi tiêu nhiều hơn nhưng phải chi tiêu tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng, bởi nếu chi nhiều hơn và chi tốt hơn thì chúng ta có khả năng tăng cầu nền kinh tế trong nước trong ngắn hạn và qua đó cũng tăng cả cung cho nền kinh tế nữa. Để làm được việc đó, chúng ta cần phải tìm ra được những dự án phù hợp và Chính phủ cần hành động nhanh chóng để nâng cao hiệu suất đầu tư công.

Nếu bội chi ngân sách của Việt Nam trong ngắn hạn theo dự kiến bị xấu đi, nợ công sẽ tăng từ 54,1 lên 56,1% GDP từ năm 2019 đến năm 2020. Mức tăng trên theo Ngân hàng Thế giới là tương đối thấp, vì Chính phủ có khả năng dựa vào dự trữ được tích lũy để bù đắp cho số thu ngân sách giảm xuống và đảm bảo cho chi tiêu tăng thêm.

Ông Morisser cũng nhấn mạnh, đối với Việt Nam, tập trung vào chính sách tài khóa không nhất thiết là phải chi nhiều hơn mà nên đẩy nhanh tốc độ triển khai ngân sách đầu tư đã phê duyệt. Tính toán của WB cho thấy, nếu Chính phủ có khả năng nâng cao tốc độ triển khai ngân sách được phê duyệt cho năm 2020 từ 65% lên 75%, tỷ lệ đầu tư công trên GDP sẽ tăng thêm 1,5 điểm phần trăm GDP; qua đó sẽ trực tiếp bơm khoảng 4 tỷ USD vào nền kinh tế trong nước. Điều này cũng đòi hỏi Chính phủ có hành động cụ thể nhằm cải thiện về quản lý chương trình đầu tư công.

Theo đó, các cấp có thẩm quyền có thể thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện hiệu suất đầu tư công, kể cả trong ngắn hạn. Có thể đẩy nhanh phân bổ ngân sách đầu tư cho các bộ ngành và địa phương, hiện đang trong tình trạng chậm trễ đáng kể. Việc này có thể thực hiện qua xác định chỉ tiêu và yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có trách nhiệm giải trình; nhanh chóng rà soát tất cả các danh mục ở các cấp để tìm ra các dự án giải ngân nhanh, sau đó tạo động lực để các dự án đó được giải ngân nhiều hơn; quan tâm đầy đủ đến các dự án hạ tầng lớn bằng cách xử lý giải phóng mặt bằng/tái định cư và đấu thầu, bao gồm cả ứng vốn để chuẩn bị đấu thầu và các kế hoạch đảm bảo.

Cùng với đó, công tác giải ngân viện trợ phát triển chính thức (ODA) - vốn đã bị chậm trễ kéo dài trong những năm gần đây, cần được quan tâm đặc biệt. Quan trọng không kém là phải khuyến khích đẩy mạnh các chương trình hạ tầng công cộng được phân cấp cho địa phương, không chỉ để kích cầu ở địa phương mà còn tạo việc làm cho các nhóm dễ bị tổn thương ở các lĩnh vực và địa bàn mục tiêu.

Cũng theo WB, bội chi ngân sách dự kiến sẽ tạm thời xấu đi do kinh tế suy giảm và do Chính phủ phải ứng phó chính sách với khủng hoảng Covid-19. Bội chi dự kiến rơi vào khoảng 6% GDP trong năm 2020 trước khi quay lại mức từ 4 đến 5% trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, bội chi chỉ xấu đi tạm thời vì thu ngân sách sẽ tăng trở lại và chi tiêu kích thích kinh tế cũng sẽ giảm khi nền kinh tế từng bước phục hồi trong vài năm tới.

“Thực chất, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới không phải tăng nợ vay kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vì chúng ta có dự trữ ngân quỹ rất tốt, do quản lý tài khóa cẩn trọng trước khủng hoảng. Như vậy, Chính phủ có vị thế để chi tiêu nhiều hơn nên ứng phó tốt hơn với khủng hoảng”, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam.

Đặng Thị Phương

分享到: