当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【kết quả marinos】“Đau một lần rồi thôi”



TP HCM đã thiệt hại quá nhiều vì đại dịch COVID-19, hơn 400.000 người nhiễm bệnh, 15,9 ngàn người qua đời, kinh tế ảnh hưởng nặng nề… Có thể nói đó là cuộc đại họa trăm năm có một.

“Cơn bão” COVID-19 tràn qua TP HCM, đô thị lớn nhất đất nước với hơn 10 triệu người sinh sống, đã dần lắng xuống. Kể từ ngày 1/10/2021, khi TP thực hiện Chỉ thị 18 của Chủ tịch TP về phòng chống dịch, đường phố đã dần đông đúc, siêu thị đã mở cửa, người dân đã có thể đi lại nếu có nhu cầu chính đáng mà không cần giấy đi đường, lực lượng chi viện phòng chống dịch từ Trung ương và các tỉnh, thành đã dần rút đi…

TPHCM

TP Hồ Chí Minh những ngày giãn cách xã hội.

Sau Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế về quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, nhiều địa phương khác như Hà Nội đã có những động thái nới lỏng nhiều hoạt động như cho phép nhà hàng bán tại chỗ, xe buýt, taxi được hoạt động... Trong khi đó, lãnh đạo TP HCM vẫn khẳng định “hiện chưa thể khẳng định khi nào thành phố quay lại trạng thái bình thường mới”.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi cho rằng điều kiện của mỗi địa phương khác nhau nên không thể so sánh mức độ mở cửa. Còn Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh cần nhìn vào các nước bạn để rút ra bài học và mở cửa cẩn trọng.

Trước đó, Chỉ thị 18 của TP được xây dựng dựa trên quan điểm TP đang ở cấp độ dịch thứ 3 (vùng cam). Sau khi hướng dẫn mới được Bộ Y tế ban hành, TP HCM đã lập một tổ công tác gồm các chuyên gia và cơ quan chức năng để rà soát, đánh giá lại cấp độ dịch. Ông Mãi cho biết TP đang nghiên cứu để cụ thể hóa Nghị quyết 128 của Chính phủ và sẽ có nhiều thay đổi. Dự kiến trong tháng 10, TP tổ chức hội nghị để bàn nội dung này, đồng thời, tổng kết công tác phòng chống dịch COVID-19 gắn với triển khai kế hoạch chống dịch, phục hồi kinh tế giai đoạn tới.

“Nếu chỉ xử lý cục bộ thì không giải quyết được vấn đề. Việc này cực kỳ khó bởi phòng chống dịch và phục hồi kinh tế đôi khi mâu thuẫn nhau, phải giải quyết hài hòa. Tình hình dịch hiện nay tại TP đã cơ bản được cải thiện nhưng không ai dám nói trước chuyện gì. Nếu hỏi tình hình dịch đã bền vững chưa và TP có thể trở lại trạng thái bình thường mới chưa thì khẳng định là phải tiếp tục các biện pháp kiểm soát phòng, chống dịch. Tính tới lúc này, chưa thể nói TP quay trở lại trạng thái bình thường mới”, ông Mãi khẳng định.

Cụ thể là cơ quan nhà nước chưa hoạt động 100%; chưa thể dạy và học trực tiếp; cơ sở y tế chưa hoạt động hết công suất; và nhiều hoạt động chưa được khôi phục hết. Lãnh đạo TP nhận định, ngay cả diễn tiến phòng chống dịch tiếp tục thuận lợi như hiện nay thì tháng 11 TP cũng chưa thể trở lại bình thường mới hoàn toàn.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên có cùng quan điểm, cho biết nhìn vào nhiều quốc gia khác, nhận thấy việc triển khai bình thường mới được các nước làm rất kỹ và TP cần học tập, ngay cả các nước phát triển cũng liên tục thay đổi các biện pháp phòng chống dịch.

“Trong tình hình dịch bệnh chưa dự đoán được tính nguy hiểm cũng như nguy cơ tái đi tái lại của dịch bệnh thì hoạt động nào trở lại bình thường cũng phải rất cẩn trọng. Mình cơ bản thấy xu hướng dịch tốt lên, nhưng cứ hồi hộp mãi vì chưa hiểu hết biến chủng Delta cũng như hiệu lực của vaccine”, ông Nên nhấn mạnh điều quan trọng nhất hiện nay là giữ tinh thần cảnh giác và “không gì bằng ý thức mỗi người dân”.

TP HCM đã thiệt hại quá nhiều vì đại dịch COVID-19, hơn 400 ngàn người nhiễm bệnh, 15,9 ngàn người qua đời, kinh tế ảnh hưởng nặng nề… Có thể nói đó là cuộc đại họa trăm năm có một. Thế nên quan điểm thận trọng trên của lãnh đạo TP là hoàn toàn có thể thông cảm. Cũng như mỗi người dân, doanh nghiệp cần nắm rõ quan điểm này, để đồng hành cùng chính quyền “đau một lần rồi thôi”, quét sạch dứt điểm virus khỏi cộng đồng, để TP thực sự khỏe mạnh trở lại.

分享到: