Trong kỷ nguyên số,átthanhQuảngNinhtrongkỷnguyênsốgiúpphóngviêntiếpcậngầnthínhgiảkqbd kaiserslautern truyền thông nói chung và phát thanh nói riêng cũng có nhiều sự thay đổi để phù hợp với yêu cầu, bắt kịp xu thế. Tại Quảng Ninh, việc tổ chức và vận hành hệ thống phát thanh cũng được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin, giải trí của người dân, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH của địa phương.
Trung tâm Truyền thông tỉnh là một trong những đơn vị trong toàn quốc sớm ứng dụng công nghệ số vào phát thanh hiện đại. Ngoài 2 kênh phát thanh truyền thống trên sóng FM là Thời sự chính trị tổng hợp (QNR1) và Văn hóa - du lịch - đối ngoại (QNR2), trung tâm còn đẩy mạnh truyền tín hiệu trên các nền tảng số như báo điện tử Quảng Ninh, ứng dụng Quảng Ninh Media trên điện thoại, livestream trên các fanpage, sản xuất Podcast...
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình truyền thông, phát thanh Quảng Ninh vẫn luôn bền bỉ hoàn thành nhiệm vụ chính trị, là “cánh tay nối dài” góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, đưa thông tin thiết thực đến với người dân.
Những thông tin đề cập đến đã phản ánh đậm nét, trung thực, kịp thời những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của tỉnh. Nội dung phát thanh phong phú, đa dạng, toàn diện, có tính phản biện xã hội cao về các vấn đề nóng thuộc các lĩnh vực. Đặc biệt, phương thức sản xuất đã chuyển biến theo cách làm phát thanh hiện đại.
Nhà báo Nguyễn Thu Giang, Trưởng phòng Biên tập Phát thanh (Trung tâm Truyền thông tỉnh) cho biết: Hiện nay chúng tôi cũng đã ứng dụng Digital radio, Mobile radio, Internet radio… Đặc biệt, tại Liên hoan Phát thanh toàn quốc năm 2022 tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, chương trình Phát thanh trực tiếp của Quảng Ninh đã đoạt giải ứng dụng nền tảng số. Với việc ứng dụng công nghệ AI trong tương lai, chúng tôi hy vọng phát thanh Quảng Ninh sẽ tăng cao hơn nữa tính tương tác với thính giả. Việc quản trị những nội dung, dữ liệu và chất lượng âm thanh trên sóng phát thanh sẽ đa dạng và sinh động hơn. Đây cũng là một trong những mục tiêu mà những người làm phát thanh tiếp tục thay đổi để thích ứng với kỷ nguyên số.
Hiện tại, phát thanh Quảng Ninh đã duy trì hiệu quả, chất lượng chương trình, chuyên mục theo mô hình “Tòa soạn hội tụ” có ứng dụng CNTT, tích hợp truyền thông đa phương tiện, sản xuất sản phẩm báo chí đa loại hình với tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Phát thanh Quảng Ninh cũng đã phát triển radio số (Digital radio) theo hướng chuyển đổi từ phát thanh analog sang phát thanh số để nâng cao chất lượng âm thanh, mở rộng phạm vi phát sóng và đa dạng hóa các dịch vụ phát thanh. Đồng thời, cũng đã phát triển Internet radio, ngoài duy trì các kênh phát sóng qua các tần số MHZ thì có phiên bản phát sóng trực tuyến qua Internet, cho phép người nghe tiếp cận chương trình phát thanh mọi lúc, mọi nơi; tận dụng các hệ sinh thái Internet, mạng xã hội (QMG - Radio QuangNinh, Chuyện cùng bác sĩ).
Với việc phát triển radio trên điện thoại di động (Mobile radio), Trung tâm Truyền thông tỉnh cũng đã thiết kế và phát triển ứng dụng Mobile radio cho các nền tảng phổ biến là iOS và Android (app Quangninhmedia). Ứng dụng có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và khả năng hoạt động mượt mà, tận dụng công nghệ di động để mang lại trải nghiệm nghe đài tiện lợi và cá nhân hóa cho người dùng.
Hiện một số chương trình phát thanh đã thực hiện livestream trên facebook như "Music+", "Chuyện cùng bác sĩ" đều có lượt tương tác, phản hồi tích cực từ người dùng mạng xã hội. Thường xuyên tham gia chương trình với vai trò khách mời, bác sỹ Phạm Quang Huy, Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Nếu như khám bệnh trực tiếp, chúng tôi chỉ có thể tư vấn và điều trị cho một số ít bệnh nhân, thì qua việc tham gia chương trình phát thanh trực tiếp "Chuyện cùng bác sỹ", chúng tôi có thể tư vấn cho nhiều người hơn, thông qua cả kênh phát thanh và qua mạng xã hội. Việc tương tác diễn ra trực tiếp, liên tục, bởi nhiều người sau khi theo dõi trực tiếp trên facebook đã chia sẻ, lan tỏa chương trình đến với bạn bè, người thân, để mọi người cùng tham gia.
Trực tiếp tham gia sản xuất chương trình, phóng viên Nguyễn Thu Hằng (Phòng Biên tập Phát thanh, Trung tâm Truyền thông tỉnh) cho biết: Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào phát thanh đã giúp cho phóng viên, biên tập viên tiếp cận rất gần với thính giả không phải chỉ ở Quảng Ninh, mà còn cả các địa phương khác trong cả nước.
Đối với các chương trình phát thanh được đưa lên mạng xã hội, chúng tôi có thể biết được lượng người đang theo dõi và phản hồi của họ đối với nội dung chương trình đang phát sóng; đồng thời, đạo diễn, MC có sự điều chỉnh kịp thời để chương trình hấp dẫn, sinh động nhất, đáp ứng nhu cầu của thính giả. Tôi thấy rằng đó là lợi ích lớn nhất khi ứng dụng công nghệ số vào sản xuất chương trình.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu, còn để ứng dụng sâu hơn công nghệ số, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo vào sản xuất phát thanh hiện đại là cả một quá trình dài, đòi hỏi người thực hiện phải hiểu rõ bản chất của trí tuệ nhân tạo là gì và tính ưu việt mà nó mang lại cho các chương trình phát thanh như thế nào.
Nhìn chung, từ cách làm phát thanh truyền thống với phương thức chính là đọc trong phòng thu, cung cấp thông tin một chiều, giờ đây phát thanh Quảng Ninh đã chuyển hướng mở rộng khoảng không gian, phát thanh trực tiếp, thực tế, phát thanh tương tác. Các chương trình có cách dẫn gần gũi, ngắn gọn, xen kẽ thông tin và âm nhạc, phù hợp với tâm lý người nghe, cùng với đó là tận dụng đối tượng thính giả mới nghe trên máy tính hay các thiết bị di động.
Nhà báo Nguyễn Thị Thiện, Phó Tổng Biên tập, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh, cho biết: Phát thanh Quảng Ninh luôn xác định cần phải bắt nhịp các xu hướng công nghệ để tối ưu hóa quy trình sản xuất và phục vụ được đông đảo nhất thính giả của mình. Trong giai đoạn tới, chúng tôi vẫn tiếp tục đa dạng hóa các kênh tiếp cận để công chúng có thể nghe phát thanh Quảng Ninh mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, từ phương tiện truyền thống như radio đến máy tính, điện thoại di động. Các sản phẩm cũng được thể hiện cho phù hợp với đối tượng công chúng, cũng như nền tảng truyền dẫn, như đầu tư phần hình khi truyền tải phát thanh trên mạng xã hội, hay các sản phẩm Podcast. Trung tâm Truyền thông tỉnh cũng đang nghiên cứu để có thể tận dụng công nghệ AI vào quy trình sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thời đại số, góp phần đắc lực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.
Theo Báo Quảng Ninh
顶: 47踩: 7524
【kqbd kaiserslautern】Phát thanh Quảng Ninh trong kỷ nguyên số giúp phóng viên tiếp cận gần thính giả
人参与 | 时间:2025-01-11 02:43:49
相关文章
- Bài học kinh nghiệm từ dự án Bauxite Tây Nguyên và 2 nghị quyết của đại hội đảng toàn quốc (Bài 3)
- Tín hiệu tích cực từ đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran
- CIC Group (CKG): Nhà đầu tư cá nhân bỏ ra khoảng 90 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn
- Đề nghị có biện pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Lễ kỷ niệm trọng thể 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Ông M.Diaz
- HDBank (HDB) chốt quyền trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%
- Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- Iran sẽ từ chối đàm phán hạt nhân nếu Mỹ không dỡ bỏ trừng phạt
评论专区